xuân

Nữ sinh bật khóc vì lạc đường, đi bộ 10 km xét tuyển đại học

Nhịp Sống Sài Gòn

(thoibaongaynay.vn) - Sau ba lần đi xe buýt nhầm đường, nữ sinh Trần Gia Minh Thiên vừa đi vừa khóc vì tủi thân và lo lắng, khi hỏi đường về Đại học Bách khoa Hà Nội đăng ký xét tuyển.

(thoibaongaynay.vn) - Sau ba lần đi xe buýt nhầm đường, nữ sinh Trần Gia Minh Thiên vừa đi vừa khóc vì tủi thân và lo lắng, khi hỏi đường về Đại học Bách khoa Hà Nội đăng ký xét tuyển.

Lần đầu tiên lên Hà Nội để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội, Trần Gia Minh Thiên một mình bắt xe buýt từ Thái Bình vào sáng sớm. Không ai dẫn đường, Minh Thiên bị lạc ba lần vì lên nhầm xe hay xuống nhầm bến.

Cuối cùng, cô bạn quyết tâm đi bộ gần 10 km từ Ký túc xá Mễ Trì, nơi trọ của chị gái Minh Thiên, đến Đại học Bách khoa Hà Nội để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Bật khóc vì lạc đường

Buổi chiều, đi nghe tư vấn tuyển sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội, mình lại bị lạc lên tận đường Trần Khát Chân khi đi xe buýt. Mình đành đi bộ, vừa đi vừa khóc vì tủi thân và lo lắng, hỏi đường về trường Bách khoa”.Chia sẻ về trải nghiệm khó quên này, nữ sinh nhớ lại: “Mình bắt xe từ Thái Bình đến bến xe Giáp Bát, rồi lên xe buýt về Ký túc xá Mễ Trì. Vì không biết đường và tuyến xe chạy, mình bị lạc, đi lòng vòng ở Hà Nội, đến quá trưa mới đến nơi.

Nu sinh bat khoc vi lac duong, di bo 10 km xet tuyen dai hoc hinh anh 1

Trần Gia Minh Thiên đã đi bộ gần 10 km để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vì sợ lạc đường. Ảnh: Trần Anh. 

Cũng một mình đi xe khách lên Hà Nội nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cô bạn Chu Thị Sương (Hà Giang) may mắn hơn khi tìm được bạn đồng hành.

Bắt xe khách Hà Giang từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau đến Hà Nội, Sương đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Khoa học Quản lý Nhà nước.

Nói về hành trình vượt gần 400 km đăng ký xét tuyển, thí sinh này cho hay, vì không có người quen ở Hà Nội, em nộp hồ sơ buổi sáng, tham quan trường xong là về Hà Giang ngay trong đêm.

“Ở bến xe Mỹ Đình, mình vô tình gặp bạn Nguyễn Mai Phương cũng ở Tuyên Quang, một mình đi nộp hồ sơ vào Học viện Hành chính. Hai đứa bắt chuyện, làm quen rồi rủ nhau cùng đi cho đỡ buồn. Có bạn đồng hành, mình thêm tự tin”, Sương hồ hởi chia sẻ.

Trong những ngày đầu đăng ký xét tuyển đại học, có thí sinh còn được thầy giáo đưa đi. Thầy Phạm Trí, giáo viên dạy Toán tại Thái Bình cho biết, ông đưa học trò là Hà Trung Việt lên Đại học Bách khoa Hà Nội nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

“Hai thầy trò bắt xe khách từ Thái Bình lúc 4h sáng, đến trường lúc 8h, nhưng hết giờ làm việc buổi sáng vẫn chưa đăng ký vì còn phân vân. Điểm thi của Việt ở mức khá chênh vênh nên cần cân nhắc”, thầy giáo nói.

Cũng theo thầy Trí, bố mẹ Việt nhờ ông đưa nam sinh lên tận trường tham khảo thông tin, nghe tư vấn thêm để đưa ra quyết định đúng đắn. Vì chưa quyết định, thầy trò sẽ thuê nhà trọ ở lại vài ngày để cân nhắc, tìm hiểu.

Thuê nhà trọ chờ xét tuyển đại học

Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều em cùng phụ huynh vẫn vượt hàng trăm km về Hà Nội nộp hồ sơ trực tiếp.

Nu sinh bat khoc vi lac duong, di bo 10 km xet tuyen dai hoc hinh anh 2

Dù đã lên tận trường đăng ký xét tuyển trực tiếp nhưng thầy trò ông Trí vẫn chưa thể đưa ra quyết định chọn ngành để làm hồ sơ. Ảnh: Hoàng Như. 

Chia sẻ về điều này, Minh Thiên nói: “Mình chịu vất vả một chút nhưng được tự tay nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, yên tâm hơn rất nhiều. Đến trường, mình có thể hỏi và được giải đáp ngay phần chưa hiểu. Còn đăng ký trực tuyến, mình thấy phức tạp vì chưa quen, có sai sót lại không thể sửa chữa được”.

Cùng quan điểm với Minh Thiên, Mai Phương lo ngại rằng, bạn bè còn cảnh báo hiện có nhiều trang giả đăng ký xét tuyển, nên dù đi xa nhưng nộp trực tiếp yên tâm hơn.

Đây cũng là vấn đề lo lắng của không ít phụ huynh. Bà Nguyễn Thị Thu Nga (Cẩm Phả, Quảng Ninh) cho biết, bà đưa con từ Quảng Ninh lên Hà Nội nộp hồ sơ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Báo Truyền hình. Hai mẹ con thuê phòng ở ký túc xá của trường để chờ kết quả và cháu ôn luyện cho kỳ thi năng khiếu nữa.

"Tôi không đăng ký trực tuyến cho con vì sợ đường truyền không thông suốt, dễ gặp trục trặc. Chúng tôi cũng lo lắng khi không được giải đáp thắc mắc, sửa chữa thiếu sót trong hồ sơ khi nộp trực tuyến", bà Nga nói. 

Ngoài ra, nhiều thí sinh chia sẻ, họ không chọn đăng ký xét tuyển qua mạng vì không biết trường có nhận được không. Không ít em muốn tranh thủ đến tham quan trường muốn học…

Theo Trần Anh - Hoàng Như - zing.vn