xuân

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội (Hà Nội), tuy tụ 100 gian hàng đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đón khoảng 9.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.

Những năm gần đây, xét về mặt vĩ mô, hoạt động ngoại giao kinh tế của Việt Nam đã có những kết quả vượt ngoài mong đợi, minh chứng là hàng loạt bản hợp tác song phương và đa phương được ký kết, Việt Nam cũng trở thành đối tác chiến lược của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Đây là tiền đề để các lĩnh vực mũi nhọn có cơ hội mở rộng kết nối xuyên biên giới; trong đó, có các sản phẩm – dịch vụ ngành Y Dược.

Đặc biệt, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng trưởng, từ mức 121 USD năm 1990, tăng lên 4.622 USD vào năm 2024 (theo Statista). Theo đó, mức sống ngày càng được cải thiện, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc tiêu dùng các sản phẩm – dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy ngành Y – Dược phát triển.

Ngoài ra, sự bùng nổ của mạng xã hội là yếu tố giúp lan tỏa các thông tin về dịch bệnh, sức khỏe, môi trường… đến mọi đối tượng ở thành thị và nông thôn, gián tiếp thúc đẩy nhu cầu mua sắm thiết bị, sản phẩm tăng cường sức khỏe, khám – chữa bệnh.

Báo cáo tổng quan thị trường thiết bị y tế năm 2023 của Bộ Y tế cho thấy, cả nước hiện có khoảng 1.500 bệnh viện; trong đó, gần 1.300 là bệnh viện công, việc sử dụng trang thiết bị y tế ước tính theo giá trị thị trường đạt tới hơn 1.670 triệu USD, tốc độ CAGR là 10.2% (Nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường Report Ocean).

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024
Ngành Y Dược từ lâu đã có sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô, cập nhật xu hướng thị trường, đẩy mạnh liên kết ra ngoài phạm vi Việt Nam. (Nguồn: Vinexad)

Bên cạnh đó, ngành dược phẩm tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 cũng có những tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Báo cáo thông tin việc làm của JobsGo, số lượng việc làm tăng lên tới 142%; còn Mạng lưới kinh doanh EU-Việt Nam EVBN thống kê, doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ngày càng tăng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4.300 đại lý bán buôn và hơn 62.000 đại lý bán lẻ, xuất hiện thêm nhiều sản phẩm dược quốc tế được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.

Riêng khu vực miền Bắc, ngành Y Dược từ lâu đã có sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô, cập nhật xu hướng thị trường, đẩy mạnh liên kết ra ngoài phạm vi Việt Nam. Đơn cử như tỉnh Hải Dương, các đối tác Ấn Độ xác nhận sẽ đầu tư khoảng 10-12 tỷ USD để thực hiện xây dựng dự án công viên dược phẩm quy mô lớn 900ha thuộc 2 huyện Bình Giang và Thanh Miện.

Tỉnh Thái Bình thực hiện ký kết hợp tác với công ty Makara Capital Partners có trụ sở tại Singapore và Sakae Corporate Advisory, Newtechco Group JSC của Việt Nam để triển khai dự án khu công nghiệp Biopharma đầu tiên tại Việt Nam, diện tích khoảng 300 ha tại huyện Quỳnh Phụ, số vốn đầu tư ước tính đạt 150-200 triệu USD, sau khi hoàn thành, thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký là 800 triệu USD trong giai đoạn 2024-2027 và 1,2 tỷ USD trong giai đoạn 2028-2030.

Tổng quan những con số biết nói về ngành Y Dược của Việt Nam nói chung, miền Bắc nói riêng là cơ sở để khẳng định rằng, dư địa ngành này đang rất lớn, cần có một đòn bẩy để các doanh nghiệp kinh doanh – cung cấp dịch vụ y tế bứt phá hơn nữa.

Đặc biệt, tham gia Triển lãm, doanh nghiệp sẽ có cơ hội vừa trao đổi chuyên môn vừa mở ra nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng. Đồng thời, Triển lãm cũng tạo điều kiện để các công ty nước ngoài tìm hiểu kênh phân phối, cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Sự đa dạng về thương hiệu, sự đầu tư kỹ lưỡng tại từng gian hàng cho thấy, Triển lãm đóng vai trò thước đo cho quy mô phát triển của ngành Y Dược tại Việt Nam hiện nay. Đây vừa là niềm tự hào, vừa đặt ra thách thức để các doanh nghiệp trong nước tìm ra hướng đi phù hợp ở giai đoạn nhiều biến động, trong đó, liên kết bền vững được coi như kim chỉ nam cần được lưu tâm.

Nhiều công ty, đơn vị nước ngoài đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự Vietnam Medipharm 2024. Mỗi thương hiệu tại mỗi quốc gia không chỉ đơn thuần đến Triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mà nhiều hơn thế, chính là mở ra cơ hội phát triển sâu rộng hơn, bền chặt hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời cơ để học hỏi, trau dồi phương thức kinh doanh, nhất là tiếp cận giải pháp chinh phục thị trường của đơn vị quốc tế đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ.

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024
Nhiều công ty, đơn vị nước ngoài đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự Vietnam Medipharm 2024. (Nguồn: Vinexad)

Nổi bật tại Triển lãm năm nay là chuỗi Hội thảo chuyên ngành với nhiều chủ đề đang nhận được sự quan tâm như: Cập nhật giải pháp xét nghiệm sinh học phân tử trong tương lai; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược của Thái Lan và sản phẩm chống nhiễm khuẩn bệnh viện; Khai thác dữ liệu Y tế; Thách thức ngành Dược – Tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các chiến dịch truyền thông giúp hang dược và bệnh viện, phòng khám nâng cao doanh số trong tương lai…

Song hành cùng chuỗi Hội thảo chuyên ngành, Vietnam Medipharm Expo 2024 triển khai thêm chương trình “Thăm khám và tư vấn miễn phí cho khách thăm quan tại Triển lãm” với mong muốn mang đến cho người dân cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })