xuân

Tài chính xanh - Điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam

Ông Andreas Stoffers, Giáo sư Quan hệ Kinh doanh Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Kinh tế và Quản lý (FOM) nhận định, số hóa, phát triển thành phố thông minh và tài chính xanh chỉ mới được triển khai và Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các thành viên P4G.

Tài chính xanh - một điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam
GS. TS. Andreas Stoffers. (Ảnh: NVCC)

Thời gian qua, Việt Nam đã có các chính sách và hành động quyết liệt trong hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững và toàn diện. Ông đánh giá thế nào về hành trình này?

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã thành công trong việc phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành điển hình về tăng trưởng kinh tế và là “thỏi nam châm” thu hút đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.

Giờ là thời điểm để đất nước bước tiếp, kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên.

Việt Nam có những chính sách quyết liệt và quyết đoán để hướng tới chuyển đổi xanh, tăng trưởng bền vững và toàn diện. Sự nỗ lực này đã “gặt hái” những thành công ban đầu.

Dù vậy, còn nhiều lĩnh vực cần phải “xắn tay” thực hiện, cụ thể như ô nhiễm không khí và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

Tôi muốn nhấn mạnh lĩnh vực tài chính xanh như một điểm khởi đầu đầy tiềm năng cho Việt Nam. Lĩnh vực này gắn liền với việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh, thương mại carbon, phân loại xanh và bảo vệ môi trường.

Phát triển tài chính xanh cũng góp phần thúc đẩy hai Trung tâm tài chính mà Việt Nam đang hướng tới: Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng và Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh. Việc hình thành Trung tâm tài chính Việt Nam sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực cho toàn bộ nền kinh tế.

Chính phủ đã nhận thấy tầm quan trọng của số hóa đối với đất nước. Tôi đặc biệt đánh giá cao quyết định của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số khi ban hành: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tuy nhiên, giờ đây, điều quan trọng là tiếp tục biến những lời nói về chuyển đổi xanh thành hành động. Số hóa, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển thành phố thông minh và tài chính xanh chỉ mới bắt đầu được triển khai và chắc chắn, Việt Nam sẽ cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia về khoa học và kinh doanh trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh này, sự hỗ trợ của các thành viên thuộc Diễn đàn cấp cao Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) là vô cùng cần thiết.

Tài chính xanh - một điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư P4G năm 2025 do Việt Nam lần đầu đăng cai diễn ra từ ngày 16-17/4, tại Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Gia Thành)

một trong bảy thành viên sáng lập P4G, theo ông, Việt Nam đã học hỏi được những kinh nghiệm gì của các thành viên thuộc diễn đàn để tiến bước trên hành trình chuyển đổi xanh?

Việt Nam có những chính sách quyết liệt và quyết đoán để hướng tới chuyển đổi xanh, tăng trưởng bền vững và toàn diện. Sự nỗ lực này đã “gặt hái” những thành công ban đầu.

Theo tôi, lợi thế lớn nhất của P4G là sự hiện diện rộng khắp trên bốn châu lục, với các thành viên ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các bên xác định nhu cầu, hỗ trợ lẫn nhau và tìm ra chiến lược phát triển phù hợp.

Là một trong bảy thành viên sáng lập và là đối tác chính thức của P4G, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm thúc đẩy nghị sự, tầm nhìn và sứ mệnh chung của diễn đàn. Mục tiêu là hiện thực hóa các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tham gia P4G, Việt Nam đã nhận được nhiều lợi ích thiết thực. Diễn đàn đã tài trợ cho 12 dự án đối tác tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như giải pháp số cho quản lý nước, chuyển đổi năng lượng, đô thị hóa, công nghiệp hóa và nông nghiệp bền vững. Một số sáng kiến nổi bật bao gồm mở rộng điện mặt trời mái nhà và tái sử dụng chất thải làm nhiên liệu thay thế.

Thông qua sự hỗ trợ này, Việt Nam đã và đang thúc đẩy nông nghiệp bền vững, hiệu quả năng lượng và nền kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó là học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên phong như Hà Lan hay Đan Mạch và đóng góp những ý tưởng riêng của mình.

Tài chính xanh - một điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam
Việt Nam đã và đang thúc đẩy nông nghiệp bền vững, hiệu quả năng lượng và nền kinh tế tuần hoàn (Nguồn: Kinh tế Nông thôn)

Trong tương lai, ông có khuyến nghị gì để Việt Nam tiếp tục hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững và toàn diện?

P4G là diễn đàn hàng đầu thế giới về thúc đẩy hợp tác đối tác công - tư, kết nối các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội, cùng đưa ra các giải pháp mang tính đột phá về tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 2030.

Sứ mệnh của diễn đàn phù hợp với các sáng kiến ​​xanh toàn cầu. Do đó, khuyến nghị mà tôi có thể đưa ra cho Việt Nam là tiếp tục nỗ lực để đạt được quá trình chuyển đổi xanh.

Tuy nhiên, cần luôn ghi nhớ rằng, chỉ có một quốc gia mạnh về kinh tế mới có thể huy động được nguồn tài chính để phục vụ cho hành trình chuyển đổi xanh. Đó là lý do tại sao sự phát triển kinh tế của Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2045 phải song hành với chuyển đổi xanh.

Điều kiện tiên quyết cho sự trỗi dậy kinh tế của đất nước là tuân thủ thương mại tự do, bảo hộ đầu tư, sự vững chắc của tài chính nhà nước và một nền kinh tế thị trường theo kiểu Việt Nam.

Một thực tế không thể phủ nhận là: “Mỗi USD chỉ có thể được chi tiêu một lần”. Trong bối cảnh đó, việc ưu tiên bảo vệ môi trường — từ nguồn nước sạch, xử lý nước và chất thải, đến kiểm soát ô nhiễm không khí và bảo tồn tầng sinh quyển — là điều tất yếu.

Tuy nhiên, việc tập trung hoàn toàn vào những vấn đề này không phải là cách duy nhất để đạt được các mục tiêu Môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Tôi bổ sung thêm hai mục tiêu để Việt Nam có thể cân nhắc là bảo vệ quyền sở hữu và tự do cá nhân.

Trên chặng đường hướng tới tương lai xanh, Việt Nam cần thực hiện các ưu tiên để trở thành hình mẫu trong cả tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Xin cảm ơn ông!

Tài chính xanh - một điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư P4G dự kiến do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, với quy mô đón khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế. Bên cạnh lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương, doanh nghiệp lớn của Việt Nam, Hội nghị chào đón lãnh đạo cấp cao các nước thành viên P4G, các tổ chức quốc tế là đối tác của P4G.

Đại diện lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ tài chính, đầu tư lớn của Chính phủ và tư nhân trong lĩnh vực tăng trưởng, chuyển đổi xanh và biến đổi khí hậu cũng tham dự Hội nghị.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })