xuân

SCG chuyển đổi quy trình sản xuất, phát triển các sản phẩm xanh

Ngày 10/12/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 với chủ đề "Từ Kế hoạch đến Hành động".

SCG chuyển đổi quy trình sản xuất, phát triển các sản phẩm xanh- Ảnh 1.

Tiến sĩ Chana Poomee, Giám đốc Phát triển Bền vững của SCG (Ảnh: SCG Việt Nam)

Tại Diễn Đàn, trong phiên trình bày với chủ đề “Chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn: Làm thế nào để kinh tế tuần hoàn trở thành động lực tăng trưởng kinh tế”, Tiến sĩ Chana Poomee, Giám đốc Phát triển Bền vững của SCG, chia sẻ: "Việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng bền vững và gia tăng khả năng phục hồi của môi trường."

Tập đoàn SCG hiện đanghoạt động trong các  các lĩnh vực kinh doanh Xi măng - Vật liệu xây dựng, Hóa dầu, và Bao bì.

SCG đang đi đầu trong các mô hình kinh doanh tuần hoàn thông qua việc tăng cường đầu tư vào công nghệ mới, thúc đẩy năng lượng tái tạo, chuyển đổi quy trình sản xuất và phát triển các sản phẩm xanh.

Các sáng kiến này thống nhất chặt chẽ với các mục tiêu của kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE) cũng như chiến lược ESG 4 Plus của tập đoàn, trong đó có 4 mục tiêu lớn là "Hướng đến Phát thải ròng bằng không - Phát triển Xanh  - Giảm bất bình đẳng - Thúc đẩy sự hợp tác - Công bằng và Minh bạch trong tất cả hoạt động."

SCG chuyển đổi quy trình sản xuất, phát triển các sản phẩm xanh- Ảnh 2.

Ngành kinh doanh Xi măng - Vật liệu xây dựng của SCG áp dụng quy trình sản xuất xanh theo các nguyên tắc tuần hoàn. Đơn cử như sáng kiến sử dụng năng lượng sinh khối để thay thế cho 30% nhiên liệu hóa thạch, đồng thời triển khai công nghệ mới để tăng độ bền của sản phẩm.

Công ty cũng lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải khắp các nhà máy nhằm đáp ứng 30% nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, giúp giảm 20% lượng phát thải carbon so với xi măng thông thường.

Trong đó, Tập đoàn PRIME (thành viên của SCG) đang thực hiện hàng loạt cải tiến trong sản xuất, bao gồm việc thay thế xe nâng chạy bằng dầu diesel thành xe nâng điện, tận dụng năng lượng mặt trời, và chuyển đổi nhiên liệu từ than sang sinh khối.

Ngành Hóa dầu áp dụng cách tiếp cận toàn diện cho chiến lược kinh doanh tuần hoàn. Giải pháp Polymer thân thiện với môi trường của SCGC - SCGC Green Polymer đã áp dụng chiến lược 4R (giảm thiểu, tái chế, có thể tái chế và tái tạo) để tạo ra một hệ thống khép kín, có khả năng giảm khoảng 60.000 tấn khí thải carbon.

Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP), một dự án trọng điểm của SCGC, đã áp dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường trong suốt quá trình hoạt động, như hệ thống đuốc đốt mặt đất khép kín, hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, hệ thống điện mặt trời áp mái, xe nâng điện.

Đồng thời, LSP cũng triển khai chuỗi "Dự án Phân loại rác thải" nhằm xây dựng tư duy và kỹ năng tuần hoàn cho thế hệ trẻ và cộng đồng.

Ngành bao bì đã đầu tư nghiên cứu và phát triển để tìm ra những hướng đi mới nhằm tái thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn.

Một trong những cải tiến bền vững là R1, bao bì vật liệu đơn linh hoạt được làm từ một loại polymer duy nhất cho mỗi lớp, giúp việc tái chế dễ dàng hơn.

Ngoài ra, công ty đã sản xuất các bao bì chai lọ làm từ nhựa tái chế chất lượng cao (PCR), cung cấp giải pháp thay thế xanh hơn cho bao bì nhựa. Đồng thời, nắp chai cũng được thiết kế để gắn liền chặt chẽ với thân chai giúp giảm rác thải nhựa.

Việc mở rộng danh mục sản phẩm tuần hoàn thể hiện nỗ lực của SCGP trong việc đáp ứng các yêu cầu của NAPCE nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững.