![]() |
Triển lãm ảnh “Câu chuyện Trung Quốc”, khai mạc tháng 7/2025 tại Tlalnepantla (Mexico), trưng bày 40 nhóm hình ảnh mang đến góc nhìn sống động về Trung Quốc hiện đại. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Cuộc khảo sát, được thực hiện từ ngày 8/1-26/4, dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 3.833 người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên tại Mexico (1.243 người trả lời), Brazil (1.298 người) và Argentina (1.292 người).
Khảo sát là một phần của nghiên cứu chuyên sâu, được thực hiện tại 25 quốc gia có thu nhập trung bình và cao, xem xét quan điểm về ảnh hưởng, vai trò lãnh đạo trên toàn cầu của hai siêu cường hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Nghiên cứu đã phỏng vấn gần 32.000 người trưởng thành từ 6 châu lục, trong đó có Mỹ và 4 quốc gia châu Á là Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Những người tham gia nghiên cứu không được đưa ra danh sách các quốc gia để lựa chọn; thay vào đó, họ được yêu cầu nêu tên các đồng minh và mối đe dọa mà họ nghĩ đến. Kết quả nhận được khá bất ngờ khi phần lớn coi Mỹ là đồng minh quan trọng nhất nhưng cũng là mối đe dọa lớn nhất.
Điểm đáng chú ý trong khảo sát là quan điểm tích cực về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tại khu vực Mỹ Latinh đã gia tăng rõ rệt.
Tin liên quan |
![]() |
Tại Mexico, tỷ lệ người được hỏi có quan điểm tích cực về Trung Quốc là 56%, ở Brazil, con số này là 51% và ở Argentina là 42%. Trong khi đó, tính trên quy mô toàn cầu (25 quốc gia), tỷ lệ này trung bình là 36%.
Dù vậy, Mỹ vẫn tiếp tục là đối tác được người dân ở khu vực Mỹ Latinh nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên, trong một vài câu hỏi mở riêng biệt, Mỹ cũng là "mối đe dọa" được nhắc đến nhiều nhất cho thấy sự thay đổi của khu vực này đối với các chính sách từ Washington, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền.
Bà Laura Silver, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pew và là một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết sự gia tăng thiện cảm đối với Bắc Kinh có thể đến từ hai yếu tố: Ảnh hưởng về kinh tế ngày càng tăng của quốc gia Đông Bắc Á đối với nước này và sự lo ngại ngày càng tăng về các chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.
Quan điểm về sức mạnh kinh tế toàn cầu của hai cường quốc hàng đầu thế giới cũng đang thay đổi. Tại Brazil và Argentina, ngày càng nhiều người được hỏi đánh giá Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới chứ không phải Mỹ.
Tại Mexico, quan điểm khá đồng đều. Mặc dù Mỹ vẫn duy trì vị trí đối tác kinh tế hàng đầu tại khu vực, nhưng khoảng cách dẫn trước đang bị thu hẹp dần. Tại Mexico, 45% số người được hỏi cho rằng việc duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc là quan trọng hơn, so với 44% ưu tiên mối quan hệ với Mỹ. Tỷ lệ này gấp ba lần so với thời điểm cách đây 10 năm.
Bà Silver lưu ý Mexico đã cho thấy sự "thay đổi quan điểm rõ rệt nhất" trong số các quốc gia được khảo sát, và điều này có thể một phần liên quan đến những xung đột về kinh tế sau khi Tổng thống Trump đe dọa áp thuế đối ứng trên quy mô toàn cầu.
Đánh giá về dòng vốn đầu tư của Trung Quốc cũng khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực. Tại Mexico, 63% cho biết đầu tư của Trung Quốc mang lại lợi ích cho đất nước thông qua việc tạo ra việc làm; tại Brazil, con số này là 58%. Tại Argentina, chỉ 40% bày tỏ quan điểm tích cực và gần 50% cho rằng những khoản đầu tư của Bắc Kinh sẽ mang lại ảnh hưởng cho cường quốc số một châu Á.
Những khác biệt về ý thức hệ cũng ảnh hưởng đáng kể đến các luồng dư luận ở Brazil và Argentina, nơi quan điểm về các cường quốc toàn cầu thường gắn liền với bản sắc chính trị.
Ở cả hai quốc gia này, những người thuộc phe cánh hữu có xu hướng ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Mỹ và bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng lãnh đạo nền kinh tế của Tổng thống Donald Trump. Ngược lại, phía Mexico lại không bị ảnh hưởng bởi các đảng chính trị.