Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi học thuật, chia sẻ kiến thức, thảo luận về các thách thức thực tiễn mà giáo dục và y tế đang đối mặt, đồng thời khai thác tiềm năng của AI để tạo nên các giải pháp đột phá. Hội thảo được kỳ vọng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học và khuyến khích tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học để tạo ra các công trình mang giá trị quốc tế.
Hội thảo tập trung vào 6 nội dung nổi bật:
Trong lĩnh vực giáo dục: Sử dụng AI để cá nhân hóa học tập và nâng cao hiệu quả giảng dạy; Tích hợp công nghệ AI vào quản lý trường học và đánh giá học sinh; Ứng dụng ChatGPT và các công cụ AI trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng.
Trong lĩnh vực y tế: AI trong chẩn đoán bệnh, phân tích hình ảnh y học và cá nhân hóa điều trị; Ứng dụng AI để cải thiện quy trình chăm sóc bệnh nhân và phát triển dược phẩm; Đạo đức AI trong y học; Quản lý rủi ro và bảo vệ quyền riêng tư.
Hội thảo tập hợp 27 tham luận, trong đó có 9 tham luận được trình bày trực tiếp từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, y tế và giáo dục.
Tham luận “Research on Applying AI-Powered NLP and Data Visualization to Support Candidate Profile Processing” - GS.TS. Đỗ Phúc (Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM) trình bày.
GS.TS. Đỗ Phúc (Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM
Theo GS.TS Đỗ Phúc, từ khi có AI, số lượng bài báo khoa học tăng mạnh, tạo ra thách thức lớn về trí tuệ và thời gian trong việc xử lý khối lượng hồ sơ đồ sộ hàng năm để xét duyệt chức danh khoa học. Do đó, ông đã nghiên cứu ứng dụng AI NLP và biểu diễn trực quan để hỗ trợ công tác đọc hồ sơ ứng viên, giảm khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ ứng viên. GS.TS Phúc cho biết ứng dụng AI NLP là kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên được hỗ trợ bởi AI và các mô hình ngôn ngữ lớn như GPT 3.5 và 4.0.
Ứng dụng này thực hiện các tác vụ như trích xuất từ khóa để hiểu nhanh các chủ đề tài liệu, trích xuất tên tác giả nước ngoài trong các ấn phẩm để hỗ trợ đánh giá việc cộng tác quốc tế, tóm tắt văn bản để tạo điều kiện đọc tài liệu nhanh hơn và phân cụm các văn bản để so sánh sự tương đồng và xác định các bài viết có nội dung trùng lặp…Bên cạnh đó, ông sử dụng các công cụ biểu diễn trực quan các kết quả phân tích nhiều hồ sơ ứng viên để thể hiện các kết quả của ứng viên.
Theo GS.TS Phúc, ông đã áp dụng phần mềm này để xử lý thực tế hồ sơ ứng viên từ năm 2024 và đã góp phần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ ban đầu.
Tham luận "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nâng cao sức khỏe tinh thần cho học sinh khiếm thị" do các bạn sinh viên Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Trường Trung học phổ thông Việt Úc - SIC chia sẻ: Bệnh khiếm thị đối với học sinh gây ra nhiều sự tổn thương về mặt tinh thần (cảm giác cô đơn và tách biệt, áp lực tâm lý, thiếu tự tin, kỳ thị và định kiến, khó khăn trong giao tiếp). Vì vậy, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh khiếm thị không chỉ giúp họ vượt qua những khó khăn trong học tập mà còn tạo ra một môi trường thân thiện và hòa nhập.trước nhiều khó khăn về tinh thần, sinh hoạt và công việc của những người khiếm thị, nhóm nghiên cứu đã xây dựng phần mềm VnBEyes để hỗ trợ họ.
Phần mềm VnBEyes là một ứng dụng được xây dựng với các chức năng như đọc nội dung tài liệu giấy thông qua công nghệ OCR và Text-to-Speech, số hóa và tìm kiếm học liệu, nhận dạng mệnh giá tiền Việt Nam. Ứng dụng này không chỉ giúp người khiếm thị tiếp cận học liệu và thực hiện các hoạt động thường nhật dễ dàng hơn, thậm chí hỗ trợ người dùng đọc văn bản qua ba giọng Bắc, Trung, Nam.
Kết quả nghiên cứu không chỉ mang lại những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa họcvà công nghệ mà còn mở ra tiềm năng ứng dụng thực tiễn, hỗ trợ học sinh khiếm thị học tập, giải trí, hòa nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số bài tham luận được các chuyên gia, diễn giả, nhà khoa học trình bày tại hội thảo sáng ngày 8/1:
Tham luận “KNN-based Mixed Numerology Resource Allocation for 5G-V2X Communications” Kaouther Ouali, Sehla Khabaz và GS.TS. Nguyễn Thị Mai Trang (Đại học Sorbonne Paris Nord, Pháp)
GS.TS. Nguyễn Thị Mai Trang (Đại học Sorbonne Paris Nord, Pháp
Tham luận “Effective Knowledge Representation and Utilization for Sustainable Collaborative Learning across Heterogeneous Systems” Giáo sư trợ lý Hoàng Trọng Nghĩa (Khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính, Đại học Tiểu bang Washington, Hoa Kỳ)
Giáo sư trợ lý Hoàng Trọng Nghĩa (Khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính, Đại học Tiểu bang Washington, Hoa Kỳ)
Tham luận “Personalized Learning Through Gamification: Multi-Agent and Large Language Model Approaches” GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, TS. Huỳnh Ngọc Tín, ThS. Trần Hàm Dương, ThS. Trần Lê Hải Bình (Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn)
GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, TS. Huỳnh Ngọc Tín, ThS. Trần Hàm Dương, ThS. Trần Lê Hải Bình (Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn)
Tham luận “Precision Healthcare: AI for Genetic Disease Diagnosis” TS. Nguyễn Trí Phúc, TTƯT.PGS.TS.BS.CKII. Cao Văn Thịnh (Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
TS. Nguyễn Trí Phúc, TTƯT.PGS.TS.BS.CKII. Cao Văn Thịnh (Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
Tham luận “Intelligent Recommender System for Hospital Selection using Deep Learning”: ThS. Trần Đức Định (Sở Y tế TPHCM), TS. Đào Văn Tuyết, TS. Trương Hải Bằng (Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn)
Tham luận “Driving Vietnam's Economy In The Digital Age: The Role of AI In Finance And Agriculture”: TS. Nguyễn Hoàng Giang (Trường Đại học Cửu Long), TS. Đào Văn Tuyết, TS. Bhawna Pandey, PGS.TS. Trần Công Hùng, TS. Đinh Kiệm, TS. Trần Duy Lâm, TS. Phạm Thị Kim Dzung (Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn)
Tham luận “Uncovering Disease Patterns: Clustering and Association Rule Mining of Patient Data in Electronic Health Record”: ThS. Nguyễn Ngọc Nhân (Bệnh viện Quân Y 7A), TS. Đào Văn Tuyết, TS. Trương Hải Bằng (Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn)
Tham luận “Enhancing Hospital Pharmacy Management Efficiency Through Machine Learning model for Drug Demand Prediction”: TTND.PGS.TS. Lê Quang Trí (Học viện Quân Y), TS. Trương Hải Bằng, TS. Đào Văn Tuyết (Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn), ThS. Nguyễn Đình Quang (Bệnh viện Quân Y 7A)
Ngoài ra, tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã thẳng thắn nêu lên những thách thức thực tiễn mà giáo dục và y tế đang đối mặt khi có sự phát triển của AI. Đồng thời, các chuyên gia đã nêu lên những giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng của AI, nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến khích tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên, người học.
SIU Prize Week 2025 khởi động với hội thảo “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo”. Đây là chuỗi sự kiện học thuật diễn ra từ ngày 04/01 – 11/01/2025 gồm các hội thảo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo kết hợp cùng Lễ trao giải SIU Prize Computer Science Mùa 1. Lễ trao giải SIU Prize Computer Science Mùa 1 diễn ra vào tối ngày 11/01/2025 tại nhà hát Diên Hồng – Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU). Sự kiện vinh danh các hạng mục giải thưởng danh giá trao cho các nhà khoa học trẻ người Việt Nam và người gốc Việt Nam trên toàn thế giới có luận án tiến sĩ xuất sắc, bảo vệ thành công không quá 5 năm trong lĩnh vực Khoa học máy tính. |
N.Anh