xuân

Giá nông sản hôm nay 16/7/2025: Giá cà phê trước áp lực giảm toàn cầu, Giá tiêu tăng trở lại; Mỹ ấn định mức thuế 19% với hàng từ Indonesia

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 16/7/2025, giá cà phê, giá tiêu, giá cacao, giá cao su... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:

Giá cà phê hôm nay 16/7/2025

Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm trở lại ngay sau phiên tăng mạnh đầu tuần.

Giá cà phê 2 sàn London và New York điều chỉnh giảm mạnh trở lại, robusta giảm hơn 100 USD.

Giá cà phê trong nước hôm nay 16/7 dao động trong khoảng 92.000 - 92.500 đồng/kg.

Đồng USD tiếp tục hồi phục và nguồn cung hàng vụ mới từ Brazil vẫn không ngừng tăng là những yếu tố hàng đầu tác động lên thị trường, khiến giá cà phê giảm.

Viêđồng loạt giảm trở lại trên cả hai sàn giao dịch, sau khi có thông tin Mỹ đã đạt một thoả thuận thương mại với Indonesia, với mức thuế quan 19% thay vì 32% như thông báo trước đó.

Theo Reuters, việc Mỹ dự định áp thuế 50% lên gần như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil - quốc gia trồng cà phê lớn nhất thế giới, nhà sản xuất cà phê arabica số 1 toàn cầu đã khiến giá cà phê tăng vọt trong phiên đầu tuần. Thị trường dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung cà phê từ Brazil, khiến các nhà rang xay tại Mỹ đẩy mạnh mua vào trước thời điểm mức thuế mới có thể được áp dụng vào ngày 1/8. Các thương nhân cho biết thị trường đang dễ biến động do sự bất ổn gia tăng đã làm hạn chế khối lượng giao dịch.

Sau tuyên bố về thuế của Tổng thống Trump, Brazil đã tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng nếu mức thuế này được thực thi. Hiện nước này cũng đang tìm cách đàm phán với các công ty Mỹ bị ảnh hưởng, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phối hợp với đối tác Mỹ để tìm cách đảo ngược biện pháp này. Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, với 33% trong số đó đến từ Brazil.

Trong khi đó, trên thị trường cà phê, nguồn cung hàng vụ mới từ Brazil vẫn không ngừng tăng. Tính đến ngày 9/7, nông dân Brazil đã bán được 31% sản lượng cà phê vụ mùa 2025 - 2026 - thấp hơn mức trung bình 5 năm là 38% cho cùng kỳ. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2025-2026 (từ tháng 7/2025 đến tháng 6/2026) dự kiến tăng nhẹ, đạt khoảng 65 triệu bao (loại 60 kg), tăng 0,5% so với niên vụ 2024-2025. USDA cũng nâng dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam thêm khoảng 1,85 triệu tấn, tăng gần 7% so với vụ trước, mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Các chuyên gia phân tích, việc Mỹ áp thuế mới lên nhà cung cấp cà phê hàng đầu là Brazil sẽ dẫn đến tình trạng tranh giành nguồn cung ngắn hạn tại thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho biết, tác động dài hạn có thể mang chiều hướng tiêu cực, do mức thuế cao có khả năng kìm hãm nhu cầu tiêu thụ. Trong khi các thương nhân cho rằng, hệ quả của mức thuế quan cao có thể khiến nguồn cung dư thừa từ Brazil cuối cùng có thể đổ về các kho của sàn ICE, nơi có số liệu tồn kho được công bố công khai, điều này sẽ tạo thêm áp lực giảm giá trên thị trường toàn cầu.

Tồn kho cà phê robusta do ICE giám sát đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng, đạt 5.492 lô vào ngày 15/7. Ngược lại, tồn kho cà phê arabica do ICE theo dõi đã giảm xuống còn 831.612 bao từ mức cao nhất trong 5 tháng rưỡi là 892.468 bao được ghi nhận vào ngày 27/5.

Giá cà phê trong nước ngày 15/7 tăng mạnh 6.100 - 6.300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Đơn vị tính: VNĐ/kg)

Giá cà phê

Trung bình

Tỷ giá USD/VND

25.920

+ 10

ĐẮK LẮK

94.600

+ 6.300

LÂM ĐỒNG

94.200

+ 6.200

GIA LAI

94.400

+ 6.100

ĐẮK NÔNG

94.700

+ 6.200

(Nguồn: giacaphe.com)

Ghi nhận của Báo Thế giới và Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 15/7, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London lại đảo chiều giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 giảm 111 USD giao dịch tại 3.408 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2025 giảm 106 USD, giao dịch tại 3.359 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 giảm 4,5 Cent, giao dịch tại 297,35 Cent/lb. Kỳ hạn giao tháng 11/2025 giảm 4,6 Cent giao dịch tại 290,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá nông sản hôm nay 16/7/2025: Giá cà phê
Giá nông sản hôm nay 16/7/2025: Giá cà phê trước áp lực giảm toàn cầu, Giá tiêu tăng trở lại; Mỹ ấn định mức thuế 19% với hàng từ Indonesia.

Giá tiêu hôm nay 16/7/2025

Giá hồ tiêu trong nước đồng loạt tăng trở lại 1.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu đã trở lại trên ngưỡng 140.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 139.000 – 141.000 đồng/kg, hàng tồn kho đang giảm sâu. Tồn kho hạt tiêu Việt Nam đang ở mức thấp lịch sử 5 - 6 năm trong khi còn 8 tháng nữa cho đến vụ thu hoạch tiếp theo. Hồ tiêu là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ năm 2001, Việt Nam đã vươn lên vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, hiện cung cấp trên 60% sản lượng giao dịch toàn cầu.

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 141.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tại khu vực Đắk Nông (tỉnh Lâm Đồng), giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 140.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 139.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 139.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (TP Hồ Chí Minh), giá tiêu hôm nay ở mức 139.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tại khu vực Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 139.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Giá tiêu thế giới mới nhất được cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế vào 6:52 ngày 16/7:

Thị trường USD/Tấn VNĐ/Kg
Indonesia - Black Pepper 7,240 190,485
Indonesia - White Pepper 10,092 265,521
Brazil Black - Pepper ASTA 570 5,800 152,598
Malaysia - Black Pepper ASTA 8,900 234,159
Malaysia - White Pepper ASTA 11,750 309,143
Viet Nam - Black Pepper 500 g/l 6,440 169,437
Viet Nam - Black Pepper 550 g/l 6,570 172,857
Viet Nam - White Pepper ASTA 9,150 240,737

Trong khi đó, giá tiêu thế giới không ghi nhận sự điều chỉnh mới. Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) cho biết, giá tiêu đen Indonesia vẫn giữ ổn định ở mức 7.240 USD/tấn, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ đã đạt một thoả thuận thương mại với Indonesia, theo đó hàng hoá từ quốc gia Đông Nam Á này sẽ chịu mức thuế quan 19% thay vì 32% như thông báo trước đó.

Báo cáo tuần từ (7/7 - 13/7) của Ptexim nhận định, thị trường hạt tiêu toàn cầu đã nhanh chóng sụt giảm 100 - 200 USD/tấn ngay sau khi Mỹ công bố mức thuế quan đối ứng 50% đối với Brazil. Không loại trừ khả năng Hiệp hội Gia vị Brazil sẽ khuyến nghị các nhà sản xuất ngừng bán ra và tiếp tục tích trữ tiêu, cà phê,… như cách họ đã làm cách đây 2 - 3 tuần nhằm giúp thị trường phục hồi nhanh chóng.

Giá ca cao hôm nay 16/7/2025

Giá ca cao thế giới trên sàn London, New York cập nhật vào 9:30 ngày 16/7 (đơn vị tính USD/tấn):

Giá ca cao sàn London

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
07/25 5157 -159-2.99% 5249-67 5157-159 1954 5247 5316 1907
09/25 5207 -153-2.85% 5351-9 5186-174 5734 5350 5360 34214
12/25 5153 -148-2.79% 5295-6 5143-158 6539 5294 5301 37935
03/26 5047 -116-2.25% 5158-5 5038-125 5489 5158 5163 31795

Giá ca cao sàn New York

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
07/25 8567 -383-4.28% 8567-383 8567-383 0 8567 8950 0
09/25 7784 -503-6.07% 8250-37 7782-505 9997 8200 8287 39650
12/25 7237 -331-4.37% 7521-47 7229-339 6757 7496 7568 29542
03/26 7066 -249-3.40% 7276-39 7066-249 5607 7267 7315 17563
Cash 7884 -403-4.86% 7884-403 7884-403 0 7884 8287 0

Giá cao su hôm nay 16/7/2025

Giá cao su thế giới trên sàn Tokyo, Thượng Hải cập nhật vào 9:30 ngày 16/7:

Giá cao su RSS3 sàn Tocom - Tokyo

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
07/25 313.00 +10.32% 313.00+1.00 308.70-3.30 4 308.70 312.00 337
08/25 310.50 -3.20-1.02% 310.50-3.20 310.50-3.20 20 310.50 313.70 207
09/25 317.20 +0.500.16% 317.20+0.50 314.90-1.80 21 315.00 316.70 164
10/25 318.00 +2.900.92% 318.40+3.30 317.80+2.70 31 317.80 315.10 335
11/25 318.70 -0.30-0.09% 318.70-0.30 318.70-0.30 1 318.70 319.00 618

Giá cao su tự nhiên sàn SHFE - Thượng Hải

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
07/25 13910 -55-0.39% 13995+30 13845-120 249 13975 13965 477
08/25 13980 -40-0.29% 14060+40 13900-120 151 14015 14020 556
09/25 13985 -60-0.43% 14080+35 13925-120 241709 14040 14045 155148
10/25 13995 -85-0.60% 14095+15 13940-140 170 14075 14080 357
11/25 14005 -45-0.32% 14085+35 13935-115 1926 14045 14050 6384

Thông tin thị trường xuất nhập khẩu

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 thông báo, Mỹ đã đạt một thoả thuận thương mại với Indonesia, theo đó hàng hoá từ quốc gia Đông Nam Á sẽ chịu mức thuế quan 19% thay vì 32% như thông báo trước đó, trong khi hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ không bị đánh thuế.

“Họ sẽ phải trả mức thuế 19% và chúng ta không phải trả bất cứ khoản nào”, ông Trump chia sẻ với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Chúng ta sẽ có toàn quyền tiếp cận với thị trường Indonesia”.

Sau đó, trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump tiết lộ rằng Indonesia cũng đồng ý mua 15 tỷ USD năng lượng, 4,5 tỷ USD nông sản Mỹ và 50 máy bay Boeing, “nhiều trong số đó là máy bay 777”.

Theo Bloomberg, ông Trump ban đầu công bố thoả thuận mới trên mạng xã hội mà không cung cấp thông tin chi tiết. Ông cho biết mình đã làm việc trực tiếp với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto để hoàn tất thoả thuận.

Indonesia đang chuẩn bị một tuyên bố chung với Mỹ, trong đó nêu chi tiết thông tin, bao gồm các biện pháp phi thuế quan và hiệp định thương mại, ông Susiwijono Moegiarso - quan chức cấp cao tại Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia - cho hay trong một tin nhắn văn bản vào cuối ngày tại Jakarta.

Trước tuyên bố đạt thoả thuận với Indonesia, trong tuần qua, ông Trump đã gửi thư thông báo thuế quan đối ứng tới nhiều đối tác thương mại, gia tăng áp lực lên các nhà đàm phán trước hạn chót 1/8. Theo nội dung lá thư, hàng hoá Indonesia sẽ phải chịu mức thuế 32%.

Nhà đàm phán chính của Indonesia, Bộ trưởng Airlangga Hartarto tuần trước đã gặp các quan chức Mỹ, bao gồm Đại diện Thương mại Jamieson Greer, Bộ trưởng Bộ Thương mại Howard Lutnick và Bộ trưởng Bộ Tài chính Scott Bessent để thảo luận một thoả thuận tốt hơn.

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á trước đó đã đề xuất mức thuế gần bằng 0 đối với khoảng 70% hàng nhập khẩu từ Mỹ, cùng các thoả thuận kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp và quốc phòng. Tuy nhiên, đề xuất nêu trên đã không thể thuyết phục được ông Trump giảm thuế quan đối với hàng hoá Indonesia từ mức 32% - con số mà vị tổng thống lần đầu đưa ra vào tháng 4.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })