xuân

Thuế quan ô tô của ông Trump khiến Mỹ đối mặt một điều hiển nhiên, châu Âu tổn thương nhất

Gần đây, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế khoảng 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ. Chính sách này có thể làm tăng giá ô tô của hầu hết các hãng sản xuất ô tô - bao gồm cả các thương hiệu ô tô của Washington - ngay sau khi mức thuế được áp dụng.

Ảnh chụp từ trên không những ô tô mới nhập khẩu đỗ tại bến ô tô ở Cảng Los Angeles vào ngày 4 tháng 12 năm 2024 tại Wilmington, California. Mario Tama/Hình ảnh Getty
Thuế quan 25% với ô tô nhập khẩu vào Mỹ có thể sẽ được áp dụng vào ngày 2/4. (Nguồn: Getty Images)

Ông chủ Nhà Trắng cho biết, mức thuế trên có thể sẽ được áp dụng vào ngày 2/4. Mức thuế sẽ tăng dần, trừng phạt các nhà sản xuất xuất khẩu ô tô sang Mỹ, thay vì sản xuất tại đất nước này.

Lý giải về quyết định áp thuế vào tháng 4, ông cho hay, đó là khoảng thời gian để các nhà sản xuất ô tô chuyển hoạt động đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhưng với các nhà sản xuất ô tô, họ không thể làm điều này chỉ trong nửa tháng bởi phải mất nhiều năm mới có thể để chuyển hoạt động sản xuất sang một dây chuyền mới.

Cần chuẩn bị tinh thần cho cú sốc

Tin liên quan
Một quốc gia Đông Nam Á Một quốc gia Đông Nam Á 'đi trên dây' trước nhu cầu gia nhập BRICS?

Mức thuế quan mới mà ông Trump đưa ra có thể làm tăng thêm hàng nghìn USD vào giá xe ô tô. Điều đó có thể khiến giá xe ô tô - vốn đã gần mức cao kỷ lục - trở nên ngoài tầm với của người tiêu dùng.

Ông David Greene, một nhà phân tích ngành ô tô tại Cars.com nhận định: "Nếu chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả ô tô nhập khẩu, người mua ô tô nên chuẩn bị tinh thần cho cú sốc giá".

Hiện tại, Tổng thống Trump không nói rõ, liệu thuế quan có áp dụng cho phụ tùng ô tô hay không, mặc dù ông đã nói rằng sẽ có thuế đối với chất bán dẫn, một thành phần quan trọng của ô tô hiện đại.

Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn do đại dịch khiến giá ô tô tăng vọt và sản lượng ô tô giảm và nhu cầu mạnh hơn dự kiến.

Theo các chuyên gia, nếu nguồn cung xe nhập khẩu vào các đại lý của Mỹ chậm hoặc dừng lại do thuế quan, giá xe ô tô tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng vọt. Thậm chí, mức thuế này còn có thể làm tăng giá xe đã qua sử dụng.

Ông Greene cho biết, khi giá xe mới tăng, nhiều người mua sẽ chuyển sang mua xe đã qua sử dụng và khi nhu cầu tăng, giá cũng sẽ tăng. Đó là điều hiển nhiên!

Ai "dính đòn" mạnh nhất?

Theo dữ liệu từ S&P Global Mobility, vào năm 2024, các nhà máy ô tô của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã sản xuất 10,4 triệu xe. Gần một nửa sản lượng ô tô và xe tải đó mang các thương hiệu châu Âu hoặc châu Á như Toyota, Honda, BMW và Mercedes.

Với mức thuế mới, các nhà sản xuất ô tô tại châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi nền kinh tế lớn nhất thế giới là thị trường xuất khẩu ô tô rất quan trọng, đặc biệt là các hãng sản xuất ô tô của Đức.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn trước lệnh áp thuế mới lên ô tô nhập khẩu của Tổng thống Trump.

Dữ liệu của công ty phân tích GlobalData cho thấy, lượng ô tô sản xuất tại hai quốc gia Đông Á trên chiếm tỉ trọng lên tới 16,8% số xe được bán ra vào năm 2024 tại Mỹ.

Trong đó Seoul chiếm 8,6%, đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu ô tô sang Washington. Theo sau Hàn Quốc là Nhật Bản, với 8,2%.

"Rất nhiều chi phí, rất nhiều sự hỗn loạn"

Tổng thống Mỹ không đưa ra thông tin chi tiết về việc quốc gia nào - nếu có - sẽ bị áp thuế và liệu thuế nhập khẩu có bao gồm các miễn trừ hay không.

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô có nhà máy tại Mỹ cũng có nhà máy ở Mexico và Canada. Nếu sản xuất dừng lại hoặc chậm lại ở những nhà máy đó vì thuế quan, ngành công nghiệp ô tô của Mỹ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Đầu tháng này, vị Tổng thống xứ cờ hoa đã công bố mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Mexico và Canada.

Nhưng ông đã nhanh chóng hoãn các mức thuế đó cho đến ngày 1/3 sau khi chính phủ hai quốc gia này đó đồng ý thực hiện các bước để kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và ma túy di chuyển qua biên giới Mỹ.

Những kế hoạch về thuế quan của Canada và Mexico cùng sự đảo ngược nhanh chóng của ông Trump đã khiến các nhà sản xuất ô tô khó biết chính xác phải làm gì.

Về vấn đề này, Giám đốc điều hành của Ford Jim Farley bày tỏ, nếu áp dụng thuế quan trong thời gian dài, chi phí hoạt động của các doanh nghiệp ô tô sẽ tăng cao. “Cho đến nay, những gì chúng ta đang thấy là rất nhiều chi phí vàhỗn loạn”, ông nói.

Trong khi đó, Giám đốc tài chính của General Motors Paul Jacobson tiết lộ, doanh nghiệp đã chuẩn bị thực hiện các động thái để điều chỉnh mức thuế quan trong ngắn hạn, nhưng sẽ khó khăn hơn nếu thuế quan được áp dụng trong thời gian dài.

"Có nhiều thứ khác nhau mà bạn phải nghĩ đến. Việc thực hiện những động thái tốn kém như vậy là do chính sách không chắc chắn của Washington", ông Paul Jacobson nhấn mạnh.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })