Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. (Nguồn: TASS) |
Trước đó, hôm 17/11, Nga đã áp đặt hạn chế tạm thời đối với hoạt động xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ, viện dẫn việc Washington ban hành lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng này sang Moscow.
Cụ thể, hồi tháng 5, Tổng thống Joe Biden ký thành luật lệnh cấm nhập khẩu uranium làm giàu từ xứ bạch dương, mặc dù Washington cũng có khả năng ban hành các miễn trừ nếu có lo ngại về nguồn cung.
Tin liên quan |
Hậu bầu cử Mỹ, ông Trump khiến một vấn đề của nền kinh tế thêm phức tạp, chuyên gia lo 'trả đũa' |
Luật này thực thi sau 90 ngày và sẽ có hiệu lực cho đến năm 2040.
Tuy nhiên có phát sinh ngoại lệ: Từ nay cho đến tháng 1/2028, trong trường hợp không có nguồn cung cấp nào khác, hoặc nhập khẩu nhiên liệu của Moscow đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ thì Bộ Năng lượng có thể cấp giấy phép nhập khẩu uranium từ Nga.
Nhiều nguồn tin cho rằng, quyết định trên của Nga chỉ là hành động trả đũa mang tính biểu tượng.
Nga là nhà sản xuất uranium lớn thứ 6 thế giới.
Theo cơ quan đảm trách về năng lượng hạt nhân của Mỹ, Nga nắm giữ khoảng 44% công suất làm giàu uranium của thế giới và khoảng 35% lượng nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu của Washington trước đây đến từ Moscow.