xuân

Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt: Sản xuất loại sneaker chống thấm nước từ rác thải đầu tiên trên thế giới

Nhịp Sống Sài Gòn

Ý tưởng về những đôi sneaker của Rens bắt nguồn từ mong muốn về một đôi giày thể thao vừa đẹp vừa thân thiện với môi trường của hai nhà đồng sáng lập Jesse Khánh Trần và Sơn Chu.

Jesse Khánh Trần là một doanh nhân người Việt ở Phần Lan. Anh học Đại học Aalto năm 2012 và bắt đầu hành trình khởi nghiệp 3 năm sau đó. Nhóm làm việc tại startup đầu tiên của anh đã giành chiến thắng trong chương trình Mùa hè khởi nghiệp 2016 của Phần Lan.

Công ty hiện tại của Khánh Trần vừa tung ra một chiến dịch gọi vốn cộng đồng trên nền tảng Kickstarter vào tháng 6, giới thiệu "đứa con tinh thần" được họ ấp ủ trong 2 năm qua: Giày chống thấm nước đầu tiên trên thế giới bằng vật liệu tái chế từ cà phê và nhựa.

Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt: Sản xuất loại sneaker chống thấm nước từ rác thải đầu tiên trên thế giới, mỗi đôi giày làm từ 21 cốc cà phê và 6 chai nhựa! - Ảnh 1.

Jesse Khánh Trần, nhà đồng sáng lập Rens.

Ý tưởng về những đôi sneaker của Rens bắt nguồn từ mong muốn về một đôi giày thể thao vừa đẹp vừa thân thiện với môi trường của hai nhà đồng sáng lập Khánh Trần và Sơn Chu.

Trên thực tế, con người tiêu thụ 2 tỷ cốc cà phê mỗi ngày và 3 triệu chai nhựa mỗi giờ. Bã cà phê tạo ra khí mê-tan, một trong những yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu và thế giới của chúng ta đang chìm trong rác thải nhựa.

Thất vọng về sự không bền vững của ngành công nghiệp thời trang, Rens được thành lập để khai thác sức mạnh của vật liệu tái chế. Mỗi đôi giày của hãng được tạo nên từ 300 gram bã cà phê (tương đương khoảng 21 cốc cà phê) và 6 chai nhựa tái chế dung tích 500 ml.

Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt: Sản xuất loại sneaker chống thấm nước từ rác thải đầu tiên trên thế giới, mỗi đôi giày làm từ 21 cốc cà phê và 6 chai nhựa! - Ảnh 2.

Sản phẩm của Rens được làm từ các vật liệu tái chế như bã cà phê và nhựa.

Sử dụng công nghệ và vật liệu bền vững, Rens đã tạo ra những đôi sneaker thân thiện với môi trường nhưng cũng không kém phần phong cách. Sản phẩm được làm từ hỗn hợp sợi cà phê (từ bã cà phê đã qua sử dụng) và nhựa tái chế. Lớp lót bên trong cũng là vật liệu siêu nhẹ, thoáng khí và thân thiện với môi trường.

Một điều đặc biệt là giày của Rens hoàn toàn không thấm nước và phù hợp với nhiều hoạt động hàng ngày khác nhau của người dùng. Tuyệt vời hơn nữa, tính kháng khuẩn tự nhiên của cà phê giúp những đôi giày có khả năng khử mùi trong toàn bộ vòng đời của chúng.

Sản phẩm của Rens phù hợp với đối tượng khách hàng theo chủ nghĩa tối giản và có nhiều mẫu mã cũng như màu sắc khác nhau để lựa chọn. Bạn có thể dùng sneaker của Rens để đi học, đi làm, đi chơi hay thậm chí là tham gia vào các hoạt động thể chất như tập thể dục hay leo núi.

Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt: Sản xuất loại sneaker chống thấm nước từ rác thải đầu tiên trên thế giới, mỗi đôi giày làm từ 21 cốc cà phê và 6 chai nhựa! - Ảnh 3.

Những đôi giày của Rens theo phong cách tối giản.

Ngoài ra, nó còn có đặc tính ngăn chặn tia cực tím và nhờ đó trở nên bền màu hơn. Hơn nữa, lớp ngoài của giày có thể khô nhanh gấp 200% so với vật liệu thông thường, chưa kể đến khả năng chống nước của chúng. Tuy thừa hưởng được khá nhiều lợi ích từ bã cà phê nhưng giày của Rens đáng tiếc là không có mùi giống loại đồ uống này.

Một số đặc điểm nổi bật của Rens bao gồm: Co giãn 4 chiều, có thể giặt bằng tay, đế có thể tháo rời (cũng làm từ bã cà phê) và thiết kế trung tính phù hợp cho cả nam lẫn nữ. Nhờ chất liệu co giãn, người dùng vẫn cảm thấy thoải mái khi đi giày mà không đi tất.

Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt: Sản xuất loại sneaker chống thấm nước từ rác thải đầu tiên trên thế giới, mỗi đôi giày làm từ 21 cốc cà phê và 6 chai nhựa! - Ảnh 4.

Sản phẩm của Rens là loại sneaker chống thấm nước làm từ rác thải đầu tiên trên thế giới.

Theo thông tin trên Kickstarter, Rens dự tính sẽ giao hàng vào tháng 11 năm nay. Với việc sử dụng sản phẩm của Rens, người dùng đã góp phần giảm lượng chất thải nhựa và chất thải hữu cơ tạo ra khí mê-tan tại các bãi chôn lấp chất thải.

Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều startup xanh như Rens để cải thiện chất lượng môi trường và cuộc sống của chúng ta trong tương lai!

Sỹ Phong