xuân

Sóng đầu tư dội về Đông Bắc Hà Nội – Vùng đất thịnh vượng thời kỳ bứt tốc

Khi những đô thị vệ tinh phía Tây và Đông Nam Hà Nội đã gần như "bão hòa" về cả quy hoạch và giá trị, các nhà đầu tư sành sỏi bắt đầu hướng tầm nhìn chiến lược về một tọa độ mới giàu tiềm năng – Đông Bắc Thủ đô.

Với vị trí cửa ngõ chiến lược, hạ tầng nghìn tỷ đang dần thành hình và dòng vốn FDI đổ về mạnh mẽ, nơi đây không còn là "vùng trũng", mà đang chuyển mình thành trung tâm tăng trưởng mới của Thủ đô mở rộng.

Bc tranh h tng nghìn t: Đòn by mnh m cho đô th hóa

Không nằm ngoài chiến lược phát triển vùng Thủ đô, Đông Bắc Hà Nội đang chứng kiến cuộc bứt tốc mạnh mẽ về hạ tầng: từ cao tốc Hà Nội – Gia Bình, vành đai 4, đến mạng lưới metro xuyên tâm kết nối nội đô với Bắc Ninh – Hưng Yên. Sự góp mặt của các công trình cấp quốc gia như sân bay Gia Bình và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai dự kiến khởi công năm 2025 đã và đang "đánh thức" toàn vùng, biến nơi đây thành điểm kết nối liên vùng, liên quốc gia quan trọng.

Sóng đầu tư dội về Đông Bắc Hà Nội – Vùng đất thịnh vượng thời kỳ bứt tốc- Ảnh 1.

Các công trình hạ tầng nghìn tỷ lấy Đông bắc Hà Nội làm trung tâm kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc

Hành lang kinh tế Đông Bắc đang không ngừng mở rộng khi hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm như cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng lần lượt được phê duyệt và triển khai. Những tuyến kết nối chiến lược này không chỉ rút ngắn khoảng cách thực tế mà còn thu hẹp khoảng cách tâm lý giữa Đông Bắc Thủ đô và trung tâm Hà Nội, tạo tiền đề vững chắc cho sự hình thành của các "cực phát triển mới". Mặc dù phát triển sau, nhưng Đông Bắc Hà Nội lại sở hữu lợi thế lớn nhờ quy hoạch đồng bộ, hiện đại ngay từ đầu, đặc biệt là định hướng theo mô hình TOD – đô thị gắn với giao thông công cộng – xu thế đã được chứng minh hiệu quả tại nhiều quốc gia phát triển. Với nền tảng hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện, đồng bộ và kết nối toàn diện, Đông Bắc Thủ đô đang hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành một siêu đô thị TOD trong tương lai, nơi hội tụ giao thông chiến lược, cộng đồng cư dân hiện đại, hệ sinh thái tiện ích và tiềm năng giá trị gia tăng bền vững.

Đim đến mi ca gii đu tư FDI và cư dân cht lưng cao

Không chỉ được hậu thuẫn bởi hạ tầng, Đông Bắc Thủ đô còn là điểm đến yêu thích của dòng vốn FDI. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2025, khu vực này đã thu hút trên 6 tỷ USD, với hai tâm điểm là Hà Nội và Bắc Ninh – những "cặp bài trùng" đang tái định vị thị trường bất động sản công nghiệp và đô thị hiện đại.

Sóng đầu tư dội về Đông Bắc Hà Nội – Vùng đất thịnh vượng thời kỳ bứt tốc- Ảnh 2.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025 ước đạt 8,90 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước

Sự phát triển đồng bộ giữa các khu công nghiệp – dịch vụ – thương mại đang tạo nên nhu cầu mạnh mẽ về chỗ ở, lưu trú, trải nghiệm sống của hàng chục nghìn chuyên gia, kỹ sư, nhà quản lý. Mô hình khu đô thị tích hợp, sống – làm việc – giải trí trong bán kính đi bộ, là lời giải hoàn hảo cho bài toán đô thị hóa mới.

Khác với Long Biên hay Đông Anh – vốn đã định giá cao và gần đạt đỉnh – Đông Bắc Thủ đô vẫn còn mức giá dễ tiếp cận với nhà đầu tư và người mua ở thực. Mặt bằng giá tại Gia Bình, Yên Phong hay Từ Sơn đang dao động trong khoảng 25–40 triệu/m² – một mức giá "tốt" để bắt đầu tích sản bất động sản có tiềm năng tăng giá gấp đôi chỉ trong 3–5 năm tới khi hạ tầng hoàn thiện.

Sóng đầu tư dội về Đông Bắc Hà Nội – Vùng đất thịnh vượng thời kỳ bứt tốc- Ảnh 3.

Tổng vốn đầu tư vào VSIP Bắc Ninh là 2,5 tỷ USD, thu hút hơn 125 nhà đầu tư

Với tầm nhìn dài hạn, những khoản đầu tư xuống dòng sản phẩm tại khu vực này không chỉ mang lại cơ hội sinh lời bền vững, mà còn là giá trị tích sản xứng tầm cho thế hệ tương lai.