xuân

Quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 chấm dứt sử dụng nhà máy than

Anh là quốc gia đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) loại bỏ nhà máy than đá, nhằm hướng tới chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 chấm dứt sử dụng nhà máy than
Nhà máy Ratcliffe-on-Soar, bắt đầu vận hành vào năm 1968 ở miền Trung nước Anh, bao gồm 8 tháp làm mát bằng bê tông và ống khói cao 199m. (Nguồn: AP)

Ratcliffe-on-Soar, của hãng Uniper ở vùng Midlands, trở thành nhà máy than đá cuối cùng của Anh kết thúc chặng đường hoạt động sau hơn nửa thế kỷ vào ngày 30/9, song nhiều nhân viên vẫn tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp trong quá trình giải thể kéo dài hai năm tới.

London cho rằng, việc đóng cửa nhà máy là một mốc quan trọng trong nỗ lực hướng tới sản xuất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Sự kiện này biến Anh trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 loại bỏ hoàn toàn nhà máy than.

Bà Dhara Vyas, Phó Giám đốc điều hành của tổ chức thương mại Energy UK cho biết: “Cách đây 10 năm, than là nguồn năng lượng chính của nước Anh, chiếm 1/3 sản lượng điện toàn quốc".

Tin liên quan
Xe điện Trung Quốc ‘đổ bộ’, nhà sản xuất Hàn Quốc lo ngại Xe điện Trung Quốc ‘đổ bộ’, nhà sản xuất Hàn Quốc lo ngại

Bộ trưởng Năng lượng Anh Michael Shanks cho biết, việc đóng cửa nhà máy "đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên và công nhân ngành than có thể tự hào về công việc của mình trong việc cung cấp năng lượng cho đất nước suốt hơn 140 năm".

Edison - nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới - đi vào hoạt động ở London từ năm 1882. Năm 1990, khoảng 80% điện năng của Anh đến từ than đá. Tới năm 2012, con số này giảm xuống còn 39%, và đến năm 2023, chỉ còn 1%.

Hơn một nửa điện năng của xứ sở sương mù hiện đến từ các nguồn tái tạo như năng lượng gió và Mặt trời, phần còn lại có nguồn gốc khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })