xuân

Những vấn đề còn thách thức đối với công tác dân số

(Chinhphu.vn) – Người dân Việt Nam hiện nay sống thọ hơn nhưng nhiều vấn đề về dân số như bất bình đẳng, bạo lực giới… vẫn là thách thức đối với Việt Nam.

Những vấn đề còn thách thức đối với công tác dân số- Ảnh 1.

Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) - Ảnh: VGP/TK

Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc".

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, năm 2024 là năm thứ 5 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, tuy nhiên nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai như việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp (năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo).

Tốc độ gia tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh đã được khống chế nhưng vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm (năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái).

Tốc độ già hóa dân số cũng diễn ra nhanh và sẽ sớm bước qua thời kỳ dân số vàng; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, mang thai và sinh con ở người chưa thành niên, tầm vóc, thể lực, chất lượng cuộc sống cần phải được cải thiện nhiều hơn...

Trong khi đó, tổ chức bộ máy làm công tác dân số chưa ổn định, thiếu thống nhất giữa các tỉnh, thành phố, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Cách đánh giá, xếp loại viên chức vi phạm chính sách dân số
 11/09/2024 08:02
Hoàn thiện Chiến lược Quốc gia Người cao tuổi để ứng phó với quá trình già hoá dân sốCó được chuyển chức danh Dân số viên sang Điều dưỡng?Hoàn thiện chính sách dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vữngĐề nghị xây dựng Luật Dân sốDân số viên hạng III có được phụ cấp ưu đãi nghề mức 100%?Dân số viên hạng III có được phụ cấp ưu đãi nghề mức 100%?
 01/06/2024 08:02

Báo cáo thống kê của Vụ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Bộ Y tế cũng cho thấy, trung bình mỗi năm ở nước ta có khoảng 1,4 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó có từ 1,5%- 2% số trẻ em mắc các dị tật bẩm sinh.

Trong đó, nước ta hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời. Đây là một trong những căn bệnh đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng dân số- chất lượng giống nòi.

Chính vì vậy, Bộ Y tế kêu gọi toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số tiếp tục đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Tại Nghị quyết số 21/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đạt 90% nam nữ thanh niên được tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn; 70% số phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh và 90% số trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất…

Trưởng đại diện UNFPA cũng chia sẻ, dân số của Việt Nam hiện nay đã vượt 100 triệu người và Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Điều này rất đáng tự hào, chứng tỏ những nỗ lực của Chính phủ trong việc quản lý dân số và phát triển.

Người dân Việt Nam hiện nay sống thọ hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng của sự phát triển. Tuy nhiên, bất bình đẳng vẫn đang là thách thức ở Việt Nam. Bạo lực giới vẫn còn phổ biến, với gần 2/3 (62,9%) phụ nữ đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực bởi chồng/bạn tình trong suốt cuộc đời của mình.

Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi. Điều này đã được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng giới tính khi sinh.

Các kết quả từ nghiên cứu của Tổng cục Thống kê phối hợp cùng UNFPA cũng cho thấy, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn "dân số vàng", có nghĩa là mỗi người phụ thuộc được hỗ trợ bởi hai người trong độ tuổi lao động.

Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường các giải pháp bao gồm tăng năng suất lao động kết hợp với các chính sách tạo việc làm bền vững, cũng như tăng tỷ lệ tham gia lao động, đặc biệt là đối với dân số cao tuổi, hỗ trợ phụ nữ duy trì tham gia thị trường lao động và đầu tư vào y tế, giáo dục.

Đại diện UNFPA khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục chất lượng cho người dân; thúc đẩy quyền sinh sản; giảm tỷ lệ tử vong mẹ; thu thập và phân tích dữ liệu về dân số đạt chất lượng cao nhất, và giải quyết vấn đề bình đẳng giới và bạo lực giới…

HM