xuân

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).

Khí đốt
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. (Nguồn: AP)

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong tháng 9/2024 các công ty châu Âu đã mua khí đốt trị giá 1,4 tỷ Euro (1,47 tỷ USD) từ Nga.

Khoảng 40% nguồn cung là khí tự nhiên hóa lỏng và 60% là khí đốt qua đường ống.

Khối lượng tăng vọt này cho phép xứ bạch dương trở thành nhà cung cấp “nhiên liệu xanh” chính cho khối 27 thành viên trong tháng 9/2024 với thị phần 23,74% so với 16,54% trong tháng 8/2024. Lần cuối Nga giữ vị trí này là từ tháng 5/2022, khi nhập khẩu từ nước này chiếm 22,9%.

Tin liên quan
Sở hữu Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Algeria là nước đã để mất vị trí dẫn đầu vào tay Nga. Nhập khẩu từ nước này giảm 15% so với tháng trước, xuống còn 1,1 tỷ EUR. Còn Mỹ tăng doanh số xuất khẩu thêm 21% lên 990,2 triệu EUR và từ vị trí thứ năm tiến lên vị trí thứ ba.

Trước đó, các phương tiện truyền thông đưa tin, Pháp đã nhập khẩu khối lượng kỷ lục khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow trong năm nay.

Nước này đã mua khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga nhiều nhất kể từ khi bắt đầu nhập vào năm 2018.

* Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã trở lại mức cao của tháng 11/2023, chủ yếu do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, thời tiết lạnh giá và điều kiện bất lợi đối với năng lượng tái tạo.

Hợp đồng khí đốt Dutch TTF - chỉ số tham chiếu tại Rotterdam của châu Âu - đã lên mức 48 EUR/MWh, mức cao nhất trong một năm qua. Tuy vậy, giá khí đốt vẫn còn cách xa đỉnh điểm của khủng hoảng năng lượng, khi mức giá từng lên tới hơn 340 EUR/MWh vào tháng 8/2022.

Theo ông Maxime Sonkes, Giám đốc điều hành của nền tảng mua sắm tập thể Wikipower/Comparateur-Energie.be, mặc dù giá có xu hướng tăng nhưng hiện tại, tình hình vẫn chưa thể coi là khủng hoảng.

Sự gia tăng này có thể giải thích bởi một số yếu tố, trong đó yếu tố thời tiết được coi là quan trọng nhất.

Ông Maxime Sonkes cho biết, nhiệt độ trong thời gian qua khá ấm, vì vậy không thấy sự tăng giá mạnh như mọi năm vào tháng 9-10.

Tuy nhiên, mùa Đông đã đến và nhu cầu sử dụng khí đốt để sưởi ấm đang khiến giá tăng lên. Cùng với đó, tháng 11 năm nay chứng kiến sự thiếu ánh sáng mặt trời và gió yếu, dẫn đến giảm sản lượng điện gió.

Cơ quan quản lý mạng điện Bỉ Elia cũng xác nhận, sản lượng điện gió trong 10 ngày đầu tháng 11 gần như bằng không, khiến các nhà máy điện chạy bằng khí đốt phải được huy động để bù đắp cho thiếu hụt năng lượng tái tạo. Điều này làm tăng cả nhu cầu và giá khí đốt.

Ngoài yếu tố thời tiết, xung đột Ukraine góp phần làm gia tăng sự bất ổn trong nguồn cung khí đốt của châu Âu.

Các hợp đồng vận chuyển khí đốt mà Moscow và Kiev đã ký kết từ trước, sẽ hết hạn vào ngày 31/12 năm nay. Phía Ukraine đã thông báo rằng những hợp đồng này sẽ không được gia hạn.

Tình hình hiện tại cho thấy giá khí đốt tự nhiên đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cả yếu tố thời tiết và các diễn biến bất ổn trong khu vực. Dù giá đã tăng, nhưng chưa thể nói châu Âu đang bước vào một cuộc khủng hoảng năng lượng mới.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })