xuân

Lời cam kết "chắc như đinh đóng cột" của sếp DN dệt may hàng đầu Việt Nam

Là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh may mặc xuất khẩu, đặc biệt, sản phẩm xuất khẩu đi nhiều quốc gia khó tính nên yêu cầu phải chuyển mình để đi sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu là yêu cầu cấp thiết của PPJ Group.

Theo Báo cáo Tình hình sản xuất công nghiệp thương mại tháng 9 và 9 tháng năm 2924, tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,71 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Ngành công nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là ngành thời gian gần đây đang có sự chuyển biến tích cực, theo xu hướng tiêu dùng xanh.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chuyển đổi xanh tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mang lại rất nhiều lợi ích. Không những đáp ứng các tiêu chí xanh của khách hàng mà còn giảm thiểu chi phí và đảm bảo ổn định sản xuất trước những biến động bất ngờ từ thị trường.

Chính vì vậy, ngay từ khi bước vào sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã tính toán đến các yếu tố liên quan đến tái chế, tiết kiệm nguyên vật liệu, thân thiện với môi trường. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư bài bản về công nghệ, trang thiết bị sản xuất để cải tiến quy trình, hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững, điển hình như lắp thiết bị để sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải…

PPJ Group - Tập đoàn cung cấp giải pháp may mặc trọn gói, quản lý chuỗi cung ứng dệt may hàng đầu Việt Nam và khu vực cũng không phải là một ngoại lệ.

Lời cam kết "chắc như đinh đóng cột" của sếp DN dệt may hàng đầu Việt Nam- Ảnh 1.

PPJ Group là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi xanh vào sản xuất.

Để sản xuất quần jean, chỉ cần lượng nước đổ đầy 1 cốc

Được thành lập vào ngày 19/4/2007, Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (PPJ), nay là Tập đoàn PPJ Group, được định hướng ban đầu là phát triển sản xuất kinh doanh chuyên ngành may mặc xuất khẩu, hướng đến giải pháp chiến lược của Ngành là phát triển chuỗi giá trị may mặc trọn gói toàn cầu.

Doanh nghiệp này có 30 chi nhánh, nhà máy tại 12 tỉnh thành trên cả 3 miền Việt Nam như Long An, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Phú Yên... 3 nhà máy tại Mexico, 2 nhà máy tại Ai Cập, các công ty và văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ và Hongkong (Trung Quốc). Theo thông tin chính thức trên website của tập đoàn, doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho hơn 17.000 người lao động và dự kiến cán mốc doanh thu trên 500 triệu USD.

Là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh may mặc xuất khẩu, đặc biệt, sản phẩm xuất khẩu đi nhiều quốc gia khó tính, có yêu cầu khắt khe như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... nên yêu cầu phải chuyển mình để đi sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu là yêu cầu cấp thiết của PPJ Group.

Lời cam kết "chắc như đinh đóng cột" của sếp DN dệt may hàng đầu Việt Nam- Ảnh 2.

Trong một bài chia sẻ, ông Đặng Vũ Hùng - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc PPJ Group cho biết, từ trước dịch Covid, PPJ Group đã nghiên cứu tỉ mỉ về khoa học, công nghệ lõi. Tại đây, công nghệ góp phần khống chế lượng nước tiêu thụ để sản xuất quần jean chỉ bằng một cốc nước.

Doanh nghiệp cũng đã làm chủ được các kỹ thuật - công nghệ dệt may tiên tiến, tăng cường hàm lượng tự động hóa, kết hợp số - xanh trong sản xuất dệt may toàn hệ thống.

Công ty đã áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để đáp ứng các yêu cầu về sản xuất bền vững. Sử dụng IEM Score để đo lường các chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường và xây dựng lộ trình đầu tư công nghệ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, hướng tới mục tiêu sản xuất bền vững.

Đối với công nghệ giặt, PPJ sử dụng công nghệ giặt ozone và E-flow hiện đại. Với công nghệ zone, công nghệ này sử dụng trong quá trình giặt tẩy đồ jeans, giúp giảm mức tiêu thụ nước và hóa chất. Ozone sau khi sử dụng được chuyển hóa thành ôxy thông thường trước khi thải ra môi trường, do dó không phát sinh chất ô nhiễm vào môi trường.

Trong khi đó, E-flow là công nghệ giặt sử dụng các hạt khí Nanobubble, để mang hóa chất lên quần áo với lượng tối thiểu; giúp tiết kiệm nước, hóa chất và điện so với công nghệ giặt cũ. Trong hệ thống E-flow, không khí được chuyển thành các bong bóng nano mang hóa chất chuyển vào vải một cách đồng đều.

Công nghệ này có thể tạo ra các hiệu ứng hoàn thiện với mức chất lượng tốt nhất, lượng nước tối thiểu và không có xả thải. Toàn bộ hóa chất được đưa vào vải bằng bong bóng nano, do đó không có hóa chất dư thải vào nước thải hoặc đi vào môi trường E-flow, đang được sử dụng trong công nghiệp giặt denim.

Theo tính toán từ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển về Tiết kiệm năng lượng, một nhà máy denim với sản lượng áp dụng 906.000 kg/năm đang sử dụng quy trình Ozone khô và chuyển sang Ozone ướt tiết kiệm 5,4% tương đương với 27.180m3 nước /năm; hóa chất giảm 108 tấn/năm; nhiên liệu giảm 0,73% tương đương với khoảng 54,3 tấn gỗ nén/năm. Giải pháp này giúp nhà máy tiết kiệm 935 triệu đồng/năm (vốn đầu tư 4,8 tỷ đồng).

Trong khi đó, một nhà máy có sản lượng 453.000 kg/năm áp dụng máy E-flow với tổng chi phí đầu tư là 1,645 tỷ đồng, mỗi năm tiết kiệm được 767 triệu đồng và chỉ 2 năm là có thể hoàn vốn.

Ngoài ra, PPJ cũng sử dụng Robot PP giúp giảm mức ô nhiễm đối với môi trường và sử dụng điện từ năng lượng mặt trời phục vụ cho hoạt động của công ty.

Lời cam kết "chắc như đinh đóng cột" của sếp DN dệt may hàng đầu Việt Nam- Ảnh 3.

Ông Đặng Vũ Hùng cho biết: "Tại PPJ Group, 5 năm qua đã đầu tư tới hàng chục triệu USD cho chuyển đổi xanh . Con số này sẽ chưa dừng lại. Chi phí chuyển đổi rất lớn nhưng cái giá cho chậm chuyển đổi và không chuyển sẽ lớn hơn nhiều lần",

"Trên hành trình chuyển đổi, PPJ Group vẫn đang nỗ lực đạt tới trình độ chuyển đổi toàn diện hơn xuyên suốt chuỗi cung ứng, đưa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trở thành văn hóa trong quản trị, thành tư duy của đội ngũ", ông Đặng Vũ Hùng nhấn mạnh.