xuân

Kinh tế Việt Nam: Chấp nhận thách thức để tăng trưởng

Vẫn những bất định và thách thức để lại từ cuối năm 2022, thời gian đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối diện nhiều khó khăn.

Chuyên gia Nga đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam.(Nguồn: Vneconomy)
Vẫn những bất định và thách thức để lại từ cuối năm 2022, thời gian đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối diện nhiều khó khăn. (Nguồn: Vneconomy)

Trên thực tế, tăng trưởng GDP quý I/2023 (3,32%), tuy đạt mức khá so với bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới và khu vực; nhưng thấp hơn nhiều so với kịch bản điều hành (5,6%), tại Nghị quyết 01/NQ-CP, bị giới chuyên gia đánh giá là mức tăng trưởng thấp, trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19 và trên nền thấp so cùng kỳ năm trước.

Tin liên quan
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine

Kết quả này không chỉ phản ánh tình hình kinh tế trong nước có xu hướng chậm lại do tác động tiêu cực của những “cơn gió ngược” bên ngoài như lạm phát trên toàn cầu tăng cao, xung đột địa chính trị, chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia, thị trường xuất khẩu suy giảm… mà còn cho thấy những “nút thắt” không kém phần nguy hiểm, từ sự sụt giảm mạnh trong sản xuất kinh doanh, sức khỏe doanh nghiệp sa sút, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường tài chính tắc nghẽn, lãi suất cho vay trong nước cao…

Đối mặt với áp lực lớn cả trong và ngoài, càng cho thấy nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 (6,5%) rất thách thức. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ yêu cầu ưu tiên cho tăng trưởng, nêu cao tinh thần trách nhiệm từng cá nhân, tập thể để tháo gỡ, xử lý các khó khăn “trong bất cứ hoàn cảnh nào, cố gắng quý sau tốt hơn quý trước”, trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát và giảm dần.

Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ vạch rõ giải pháp, trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ bên trong tới bên ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đúng và trúng, bằng các giải pháp có trọng tâm, giải quyết cụ thể từ vấn đề tiêu dùng, điện, giao thông, nông nghiệp, tiếp cận vốn, bất động sản, xuất nhập khẩu.

Các giải pháp kích cầu tiêu dùng cần hướng tới tăng tổng cầu trong nước, hỗ trợ người lao động thông qua miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất. Về đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công nhanh hơn và thúc đẩy đầu tư tư nhân, FDI bằng các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, giảm tối đa thủ tục hành chính. Các bộ, ngành địa phương được yêu cầu tập trung thúc đẩy ba động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu…

Quý II/2023 tiếp tục bị tác động mạnh trong bối cảnh khó khăn bất định của kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải chống chọi với khó khăn, tổng cầu suy giảm, tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của nước ta. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu và thị trường tiêu thụ, trong khi sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, chỉ một biến động nhỏ của thế giới cũng tác động lớn tới tình hình trong nước.

Tuy nhiên, với tinh thần nêu bật tại Kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng Năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt "không tô hồng, không bôi đen mà nhìn rõ sự thật, đánh giá đúng bản chất để đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng và giảm bội chi ngân sách, nợ công. Đây chính là dư địa cho phát triển nửa cuối năm và các năm tới".