xuân

Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Tập đoàn Gazprom của Nga ngày 28/12 thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ, trong bối cảnh quốc gia Balkan đang trong tình trạng khẩn cấp về an ninh năng lượng.

Trước sức ép của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, Moldova có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng. (Nguồn: Getty Images)
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova. (Nguồn: Getty Images)

Thông báo có đoạn: "Gazprom sẽ áp đặt hạn chế cung cấp khí đốt tự nhiên cho Cộng hòa Moldova xuống 0 mét khối mỗi ngày từ 5h (giờ GMT) ngày 1/1/2025", cáo buộc Chisinau không thanh toán các khoản nợ.

Tin liên quan
Trung Âu và Moldova ‘ngồi trên đống lửa’ khi điều này sắp xảy ra, Nga sẵn sàng làm một việc dù ‘gần như không thể’ Trung Âu và Moldova ‘ngồi trên đống lửa’ khi điều này sắp xảy ra, Nga sẵn sàng làm một việc dù ‘gần như không thể’

Cũng trong ngày 28/12, Thủ tướng Moldova Dorin Recean đã lên án quyết định của Moscow về việc ngừng cung cấp khí đốt cho khu vực ly khai Transdniestria của Moldova, cho rằng điều này sẽ khiến cư dân ở đó không thể dùng điện và sưởi ấm.

Trong một tuyên bố trên Facebook, ông Recean cáo buộc Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí chính trị, đồng thời cho biết Moldova sẽ xem xét các lựa chọn pháp lý bao gồm cả việc khiếu nại lên tòa án quốc tế.

Trước đó, ngày 13/12, Quốc hội Moldova phê chuẩn tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày vì mối lo ngại về sự an toàn của người dân nước này trước khả năng dòng chảy khí đốt từ Nga tới nước này có thể sắp rơi vào tình trạng gián đoạn.

Khí đốt của Nga được vận chuyển bằng đường ống tới Moldova, một quốc gia không giáp biển nằm ở góc Đông Bắc khu vực Balkan của châu Âu, thông qua nước láng giềng Ukraine. Tuy nhiên, thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa hai công ty quốc doanh Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12 và phía Kiev đã nhiều lần cho biết họ không có ý định gia hạn hợp đồng.

Có tất cả 56 nghị sĩ trong Quốc hội 101 ghế của Moldova đã bỏ phiếu ủng hộ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Chính phủ nước này cho biết sẽ cho phép áp dụng một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu mối đe dọa thiếu nguồn cung năng lượng.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })