xuân

Không như lời đồn, châu Âu vẫn miệt mài nhận khí đốt Nga qua Ukraine, Moscow 'cầm đằng chuôi'?

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết đã gửi 42,4 triệu m3 khí đốt tới châu Âu qua Ukraine ngày 29/11, khối lượng tương đương với một ngày trước đó.

Nhân viên của Uniper đang làm việc tại Bavaria (Đức). (Nguồn: Reuters)
Nga từng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, tuy nhiên, sau cuộc xung đột với Ukraine, quốc gia này đã bị mất nhiều thị phần khí đốt ở lục địa. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, theo Công ty Eustream, lượng đề xuất cho dòng chảy nhiên liệu đến Áo từ Slovakia bằng với khối lượng được thấy trong 3 ngày qua. Lượng khí đốt đến Czech từ Slovakia tăng nhẹ và đảm bảo với mức quy định trong tháng này.

Nga từng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, tuy nhiên, sau cuộc xung đột với Ukraine, quốc gia này đã bị mất nhiều thị phần khí đốt ở lục địa. Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ra sức "tẩy chay" Moscow, tìm cách mua khí đốt ở nơi khác.

Tin liên quan
Kinh tế Nga: Thống đốc CBR đưa cảnh báo nghiêm trọng, Moscow vẫn quyết làm điều này, lý do bất ngờ của Thụy Sỹ về lệnh trừng phạt Kinh tế Nga: Thống đốc CBR đưa cảnh báo nghiêm trọng, Moscow vẫn quyết làm điều này, lý do bất ngờ của Thụy Sỹ về lệnh trừng phạt

Một số báo cáo cho rằng, Gazprom đã mất thị phần vào tay Na Uy, Mỹ và Qatar.

Nhưng nhu cầu của châu lục này đối với khí đốt giá rẻ của Moscow vẫn luôn ở mức cao. Cụ thể, Áo, Hungary, Czech và Slovakia vẫn mua khí đốt của xứ bạch dương.

Và trớ trêu rằng, dòng khí đốt chảy về phía Tây lại thông qua đường ống ở Ukraine có từ thời Liên Xô.

Giới quan sát cho rằng, lưu lượng khí đốt của công ty này đến châu Âu có thể sẽ không kéo dài vì đường ống khí đốt đi qua Ukraine dự kiến sẽ bị đóng cửa vào cuối năm nay. Hợp đồng thương mại cuối cùng giữa hai quốc gia đang có xung đột sẽ hết hạn vào ngày 1/1/2025 và phía Kiev không muốn gia hạn.

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cũng mới công bố kế hoạch dừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau ngày 31/12/2024.

Nếu được phê duyệt, đây sẽ là dấu chấm hết cho tuyến đường xuất khẩu khí đốt lâu đời nhất của xức bạch dương sang châu Âu, vốn được xây dựng từ thời Liên Xô.

Mới đây nhất, Moscow cũng đã dừng cung cấp khí đốt cho công ty năng lượng OMV có trụ sở tại Vienna do tranh chấp hợp đồng.

Theo Bộ Năng lượng Nga, tổng lượng khí đốt xuất khẩu qua đường ống của Nga trong năm 2023 đạt 99,6 tỷ m³, trong đó 76 tỷ m³ được chuyển đến các quốc gia thân thiện. Điều này cho thấy, đất nước của Tổng thống Putin đang tái định hướng chiến lược năng lượng để ứng phó với tình hình địa chính trị.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })