xuân

Không cần nói nhiều, sức hấp dẫn của kinh tế Nga vẫn khiến doanh nghiệp phương Tây ‘nghiện’

Giới quan sát quốc tế bình luận, có lẽ mực trên thỏa thuận hòa bình vẫn còn chưa khô, thì các công ty đa quốc gia và người phương Tây đã đổ xô trở lại Nga, theo đuổi lợi nhuận mà không cần quan tâm đến các vấn đề khác, từ cả vấn đề địa chính trị hay các chỉ trích về quan điểm kinh doanh.

Không cần nói nhiều, sức hấp dẫn của kinh tế Nga vẫn khiến doanh nghiệp phương Tây ‘nghiện’
Kinh tế Nga đặt mục tiêu đạt mức GDP cao thứ tư thế giới - tính theo sức mua tương đương - vào năm 2030. (Nguồn: The Economist)

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump — bằng sự táo bạo hoặc may mắn — có thể xoay xở để làm trung gian thành công cho một "giao dịch" ngừng bắn ở Ukraine, hãy chuẩn bị tinh thần, không chỉ có các nhà ngoại giao ăn mừng, mà các CEO của doanh nghiệp phương Tây cũng sẽ mở rượu champagne.

Một cuộc "giao dịch" thành công

Đặc phái viên của Tổng thống Trump về xung đột Nga-Ukraine Keith Kellogg đã đưa ra một kế hoạch ràng buộc, giống như một "giao dịch" trao đổi giữa việc nới lỏng lệnh trừng phạt với một tiến trình hòa bình theo từng giai đoạn.

Theo đề xuất, một số lệnh trừng phạt sẽ được nới lỏng để đổi lấy lệnh ngừng bắn, tiền tuyến đóng băng và thiết lập một khu phi quân sự ở Ukraine.

Tin liên quan
Kinh tế Ấn Độ xác định 4 động lực, tiếp thêm Kinh tế Ấn Độ xác định 4 động lực, tiếp thêm 'sinh lực' cho khu vực tư nhân

Việc nới lỏng lệnh trừng phạt hoàn toàn sẽ diễn ra sau, nếu Nga ký một thỏa thuận hòa bình toàn diện. Nhưng ngay cả viễn cảnh dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt cũng đủ để cám dỗ các doanh nghiệp phương Tây quay trở lại.

Tờ The Moscow Times bình luận, sự thật là nhiều công ty phương Tây chưa bao giờ thực sự rời khỏi Nga. Từ khi xung đột nổ ra cách đây 3 năm, chắc chắn, đã có những thông cáo báo chí gây sốc và việc rút lui của họ được công khai rộng rãi.

Nhưng nếu xem xét kỹ càng hơn, có thể thấy rằng, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp vẫn ẩn hiện hoặc để lại những ô cửa đủ rộng để “có thể lái xe tăng” trở lại.

Các công ty cho vay châu Âu như Raiffeisen Bank và UniCredit vẫn có hoạt động đáng kể tại Nga, âm thầm thu về khoản lợi nhuận kha khá. Gã khổng lồ đồ uống Pepsi cũng không đóng cửa hoàn toàn hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với những công ty đã rời đi, nhiều công ty đã cấu trúc việc rời đi của họ bằng các điều khoản mua lại — một lối thoát cho phép họ quay trở lại ngay khi căng thẳng dịu đi.

Hiện chưa thể biết trước được điều gì, nhưng nếu một nền hòa bình mong manh có thể được lập trong những tháng tới, những hợp đồng tiềm ẩn, các cam kết thầm lặng sẽ đột nhiên xuất hiện.

Rất có thể là một cuộc "đổ bộ" của các thương hiệu đang háo hức giành lại thị phần, từ hàng xa xỉ đến đồ ăn nhanh và cả dịch vụ tài chính. Xét cho cùng, chẳng phải quảng cáo gì nhiều, Nga vẫn là một thị trường vô cùng béo bở và đầy tiềm năng với 140 triệu dân, bởi vậy, bất kể các vấn đề khác đều có thể bị lu mờ.

Chỉ riêng lệnh ngừng bắn cũng có thể thúc đẩy các hoạt động, tùy thuộc vào mức độ rủi ro địa chính trị mà các công ty sẵn sàng chấp nhận. Nếu các cuộc đàm phán dẫn đến một lệnh ngừng bắn mong manh mà chưa có con đường rõ ràng nào dẫn đến một thỏa thuận hòa bình rộng lớn hơn, thì hầu hết các công ty đa quốc gia phương Tây có thể sẽ còn kiềm chế — ít nhất là việc công khai. Rủi ro về mặt pháp lý và danh tiếng của họ sẽ vẫn được đặt ở mức cao, đặc biệt là nếu các lệnh trừng phạt vẫn chưa có gì thay đổi và xung đột có thể còn kéo dài.

Tuy nhiên, giới doanh nhân luôn có những tính toán của riêng họ. Họ chưa bao giờ thoái vốn hoàn toàn hay chọn giải pháp để "không còn đường trở lại", chẳng hạn như gã khổng lồ bánh kẹo Mars Inc và chuỗi khách sạn Hilton và Marriott, có khả năng sẽ tăng cường hoạt động ở hậu trường, thận trọng thăm dò thị trường để thu lợi nhuận nhiều hơn. Những công ty khác có thể bắt đầu vận động các chính phủ phương Tây để được giảm nhẹ lệnh trừng phạt, định vị bản thân để có thể dần dần quay trở lại Nga.

"Điểm cộng hay trừ" còn tùy quan điểm

Vấn đề khiến giới phân tích cho cho rằng “đáng lo ngại hơn cả” liên quan đến quan điểm kinh doanh. Đó là sức mạnh của Bộ nguyên tắc về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong những năm gần đây đang yếu đi. ESG từng được cho là ngôi sao chỉ đường dẫn dắt các công ty hướng tới các hoạt động kinh doanh bền vững và cả những vấn đề còn gây tranh cãi khác.

Nhưng trên thực tế, vấn đề ESG dường như đã trở thành một "điểm cộng" hay "điểm trừ" (tùy quan điểm) để các nhà đầu tư lựa chọn một cách lặng lẽ.

Chẳng hạn, việc các công ty dầu mỏ phát hành quảng cáo về năng lượng xanh tăng gấp đôi cam kết của họ đối với nhiên liệu hóa thạch. Thực tế là, không chỉ trong bối cảnh kinh tế Nga hiện nay, Bộ ESG đã bộc lộ rằng - nó chưa đủ sức mạnh so với doanh thu và lợi nhuận. Điều này chỉ đang trở nên rõ ràng hơn ở Nga trong lúc này mà thôi.

Cũng là điều dễ hiểu, trong thời gian ngắn ngủi sau cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine, các doanh nghiệp phương Tây dường như không chỉ quan tâm đến hình ảnh, họ "không chơi" với Moscow còn để thể hiện sự đoàn kết với Ukraine. Nhưng khi xung đột kéo dài, quan điểm "chính trị kinh doanh" trong thời điểm "địa chính trị bất ổn" đang nhanh chóng bị xói mòn, vì lợi ích đối với các nhà kinh doanh tất nhiên sẽ luôn phải đặt lên hàng đầu.

Giám đốc điều hành của "gã khổng lồ" sản xuất bánh kẹo Mondelez cũng từng chia sẻ rằng, các cổ đông của công ty không "quan tâm về mặt đạo đức" liệu tập đoàn có kinh doanh với Nga hay không.

Trong khi đó, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump không "cùng phe" với ESG, ông luôn công khai thể hiện quan điểm riêng và từng hứa sẽ loại bỏ nó khỏi quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Giới phân tích cho rằng, chính quan điểm riêng của Tổng thống Trump đã "bật đèn xanh" cho các công ty đa quốc gia quay trở lại Nga mà không cần suy nghĩ thêm.

Trong khi đó, các CEO đang không thể bỏ qua tiềm năng doanh thu béo bở ở một thị trường đầy hấp dẫn như Nga và thậm chí đã đặt nền móng cho sự trở lại, cũng lập luận rằng - người dân Nga bình thường không nên bị trừng phạt bởi các động thái địa chính trị.

Tất nhiên, chiến lược này không mới. Khi lệnh trừng phạt lần đầu tiên được áp dụng, các "ông lớn" của ngành dược phẩm như Pfizer, Johnson & Johnson, AstraZeneca và Novartis cũng đã viện dẫn những lý do "nhân đạo" để tiếp tục sản xuất và bán hàng tại Nga, đảm bảo hoạt động của họ vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

Bây giờ, khi triển vọng đàm phán hòa bình ngày càng tăng, không có lý gì những lý do tương tự từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau không được đưa ra, khi họ luôn có mong muốn tái lập chỗ đứng trên thị trường rộng lớn của Nga.

Giới quan sát bình luận, "đừng ngạc nhiên nếu những người hưởng lợi đầu tiên của lệnh ngừng bắn không phải là Ukraine, mà là các công ty đa quốc gia, xếp hàng để tái gia nhập một thị trường mà họ chưa bao giờ thực sự từ bỏ. Đối với họ, xung đột chỉ mang lại sự bất tiện, hòa bình dù còn mong manh, nhưng là một cơ hội kinh doanh không thể bỏ qua".

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, cộng đồng người nước ngoài ở Moscow là mạng lưới năng động giữa các chủ ngân hàng, doanh nhân, người lao động từ nhiều nơi trên thế giới... bị thu hút bởi mức lương cao và các thành phố tráng lệ. Nhiều người phương Tây đã chạy trốn khỏi hàng loạt lệnh trừng phạt đánh vào Moscow, các văn phòng công ty đã đóng cửa, nhưng vẫn có những người chọn ở lại.

Nhưng nếu một thỏa thuận hòa bình thành hiện thực, số người đến Nga chắc chắn sẽ lại tăng lên nhanh chóng. Bởi Moscow luôn có sức hút mạnh mẽ đối với những doanh nhân nước ngoài tìm kiếm cơ hội. Nếu các doanh nghiệp phương Tây nhanh chóng quay trở lại, thì những người chuyên nghiệp theo đuổi tiền bạc cũng sẽ như vậy. Cho dù là trong lĩnh vực tài chính, năng lượng hay khách sạn, một nền kinh tế Nga mở cửa trở lại sẽ nhanh chóng thu hút những tài năng từ nước ngoài.

Đến lúc này, người ta bắt đầu nói về "phí rút lui". Có người nói rằng - các công ty rời khỏi Nga trong điều kiện bất lợi sẽ không thể dễ dàng quay trở lại. Các cuộc rút lui lộn xộn, mang tính chính trị cao có thể phải đối mặt với những rào cản nghiêm trọng nếu họ cố gắng quay trở lại. Trong khi, các công ty đã rời đi một cách sạch sẽ - nghĩa là họ vẫn giữ được việc làm và duy trì hoạt động nguyên vẹn - sẽ có con đường trở lại suôn sẻ hơn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt mục tiêu đưa nước này đạt mức GDP cao thứ tư trên thế giới - tính theo sức mua tương đương - vào năm 2030. Và hiện tại, theo Bộ Thương mại Nga, phần lớn các công ty nước ngoài đều muốn khôi phục hoạt động càng sớm càng tốt tại Nga và đang cân nhắc nhiều phương án khác nhau.

Và tất nhiên, Moscow ủng hộ họ.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })