xuân

Hoàn thành nhiệm vụ Mặt trăng với Chandrayaan-3, Ấn Độ phóng tiếp Aditya-L1 nghiên cứu Mặt trời

Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu thăm dò Chandrayaan-3 đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên Mặt trăng, chuyển sang chế độ chờ. Giờ đến lượt tàu Aditya được phóng lên để quan sát Mặt trời.

Hoàn thành nhiệm vụ Mặt trăng với Chandrayaan-3, Ấn Độ phóng tiếp Aditya-L1 nghiên cứu Mặt trời
Tàu thăm dò Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã hoàn thành các nhiệm vụ trên Mặt trăng. (Nguồn: AFP)

Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu thăm dò Chandrayaan-3 đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên Mặt trăng và chuyển sang chế độ chờ. Tàu thăm dò Chandrayaan-3 được phóng lên ngày 4/7 và đã đáp thành công xuống bề mặt Mặt trăng ngày 23/8.

Theo ISRO, con tàu đã di chuyển trong khoảng cách 100m trên bề mặt Mặt trăng trong 11 ngày qua. Thông báo tối 2/9 của cơ quan này trên mạng xã hội X nêu rõ: “Tàu thăm dò đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hiện tàu đã đỗ an toàn và chuyển sang chế độ chờ. Máy quang phổ phát xạ laser (LIBS) và máy quang phổ tia X hạt Alpha (APXS) đã được tắt, dữ liệu của các máy này đã được chuyển về Trái Đất”.

Tin liên quan
Tàu đổ bộ Ấn Độ đáp xuống bề mặt Mặt trăng thành công Tàu đổ bộ Ấn Độ đáp xuống bề mặt Mặt trăng thành công

Thông báo cũng cho biết hệ thống pin đã được sạc đầy, tấm năng lượng Mặt trời đã được lắp theo hướng đón ánh sáng từ lần bình minh tiếp theo, dự kiến vào ngày 22/9.

Tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt trăng, đánh dấu bước tiến lịch sử của ngành vũ trụ Ấn Độ. Sau Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô, Ấn Độ là quốc gia thứ 4 trên thế giới từng đưa tàu đáp xuống Mặt trăng, nhưng lại là quốc gia đầu tiên có tàu thám hiểm hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng.

Sau khi thành công khám phá Mặt trăng, trưa 2/9, Ấn Độ đã phóng tên lửa đẩy đưa tàu vũ trụ Aditya-L1 lên quan sát Mặt trời. Tên lửa được phóng từ bãi phóng của Cơ quan Nghiên cứu không gian Ấn Độ tại đảo Sriharikota và được phát sóng trực tiếp lên mạng.

Phi thuyền Aditya-L1 (tiếng Hindi nghĩa là Mặt trời) sẽ thực hiện hành trình khoảng 1,5 triệu km kéo dài 4 tháng đến Mặt trời và nghiên cứu gió mặt trời. Các nhà khoa học Ấn Độ hy vọng có thể tìm hiểu thêm về hiệu ứng của bức xạ mặt trời đối với hàng ngàn vệ tinh đang trong quỹ đạo quanh trái đất.

');$('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst'));})