xuân

Giảm áp lực cho học sinh vùng sâu

TP - Miễn học phí, dạy 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú… là những giải pháp được tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng mong muốn triển khai nhằm giảm áp lực cho học sinh vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

Ông

Các học sinh ở Gia Lai thích thú với các hoạt động ngoài sách vở

Theo ông Công, các nhà trường cần “Mở rộng không gian học tập của học sinh” ngoài phòng học, ngoài trường học như: tổ chức những câu lạc bộ, những hoạt động văn hóa - thể thao, các hoạt động theo chủ đề, ngày hội đọc sách, ngày hội khoa học và công nghệ, ngày hội sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, tham quan di tích lịch sử và các làng nghề, tham gia lễ hội truyền thống của địa phương...

Không những vậy, để giảm áp lực cho học sinh, ông Công cho rằng, nhà trường thường xuyên thông tin đến phụ huynh về năng lực học tập, năng khiếu, sở trường của học sinh; phối hợp với phụ huynh giảm áp lực học tập vì điểm số, vì thành tích của con em, tránh tình trạng “con người ta”; hỗ trợ, khuyến khích học sinh biết xây dựng kế hoạch học tập, biết cách tự quản lý thời gian, kiểm soát được công việc học tập của mình, học sinh tự chủ, phát huy năng lực tự học, cảm thấy việc học là hạnh phúc.

Trường Tiểu học Liêng Srônh, tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) là ngôi trường nằm ở khu vực khó khăn nhất và cách trung tâm huyện gần 60km. Năm 2024-2025, trường có 28 lớp với tổng số 850 học sinh, trong đó 740 em DTTS (chiếm 87% học sinh toàn trường).

Đáng chú ý, trường Tiểu học Liêng Srônh đã triển khai dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020- 2021 đến nay. Tuy nhiên, việc này đang vượt quá định mức giảng dạy của giáo viên.

Cô Phạm Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học Liêng Srônh bày tỏ, hiện tại trường đã tổ chức dạy 2 buổi đối với học sinh lớp 1, nhưng việc này đang vượt quá định mức giảng dạy của giáo viên. Năm học 2023-2024, giáo viên chỉ được hỗ trợ 50.000 đồng cho mỗi tiết dạy buổi hai. Còn những năm trước đó, việc phụ đạo, kèm cặp học sinh chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện và sự sắp xếp thời gian của giáo viên. “Chúng tôi rất mong nếu giáo viên dạy buổi 2 thì cần được hỗ trợ kinh phí. Đồng thời cần tăng thêm biên chế giáo viên phù hợp về giảng dạy”, cô chia sẻ.

Cô Thuyết cũng cho biết, với học sinh DTTS ở xa, đơn cử như tiểu khu 181, các em phải đi trọ, xa gia đình, điều kiện học tập và sinh hoạt còn rất thiếu thốn. Nếu được hỗ trợ bữa ăn trưa ngay tại trường sẽ giúp các em đỡ vất vả hơn nhiều.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 an toàn, nghiêm túc
Trường Đại học Ngoại thương giảm 2 phương thức tuyển sinh
Thầy giáo dâm ô hàng loạt nữ sinh ở Gia Lai: Công an vào cuộc, nhà trường lên tiếng
Thầy giáo dâm ô hàng loạt nữ sinh ở Gia Lai: Công an vào cuộc, nhà trường lên tiếng