xuân

Giá tiêu hôm nay 26/7/2023, mất mốc quan trọng, doanh nghiệp không có hợp đồng ký mới, nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 66.500 – 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 26/7/2023
Giá tiêu hôm nay 26/7/2023, mất mốc quan trọng, doanh nghiệp không có hợp đồng ký mới, nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm mạnh. (Nguồn: Shutterstock)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 66.500 – 69.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đồng/kg.

Tin liên quan
Bất động sản mới nhất: Hà Nội liên tiếp tạm dừng đấu giá đất, nhà đầu tư ‘chùn bước’ trước đất nền, điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở Bất động sản mới nhất: Hà Nội liên tiếp tạm dừng đấu giá đất, nhà đầu tư ‘chùn bước’ trước đất nền, điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (67.000 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (67.500 đồng/kg); Bình Phước (68.500 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 69.500 đồng/kg.

Như vậy, sau những phiên đi ngang, giá tiêu trong nước giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần này, chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhiều ý kiến trên các diễn đàn hồ tiêu phản ánh, các công ty xuất khẩu không có hợp đồng ký mới, trong khi nhu cầu của thị trường Trung Quốc không có đột biến.

Theo dự kiến, thương mại thị trường Việt Nam cần khoảng 100.000 tấn hồ tiêu các loại để xuất khẩu trong 6 tháng còn lại của năm 2023. Các công ty xuất khẩu hồ tiêu cần phải nhập từ các nước thành viên Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) một lượng hàng đáng kể mới đáp ứng đủ cho nhu cầu này.

Theo Ban chỉ đạo phát triển thị trường nông sản, giá tiêu xuất khẩu giảm do nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu suy yếu. Áp lực từ USD tăng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh lãi suất khiến hoạt động nhập khẩu tiêu của nhiều thị trường lao dốc. Hiện, xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc giảm 20-70% trong nhiều tháng qua.

Dự báo cuối năm, xuất khẩu hạt tiêu tiếp tục khó khăn do các thị trường lớn phục hồi chậm, lượng hàng tồn từ năm trước khiến các nhà nhập khẩu giảm thu mua hạt tiêu từ Việt Nam.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) khuyến cáo doanh nghiệp cần cân nhắc và cẩn trọng đánh giá khả năng tài chính khi ký hợp đồng số lượng lớn, giao xa với giá thấp. Đặc biệt, gần đây hoạt động lừa đảo gia tăng khiến nhiều lô hàng xuất khẩu tiêu, điều có nguy cơ mất trắng khi làm việc với các doanh nghiệp thiếu uy tín và không minh bạch trong ký kết và giao nhận.

Trên thị trường thế giới, theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản của Campuchia, trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu của tất cả các loại hạt tiêu của quốc gia này đạt khoảng 4.300 tấn, sụt giảm hơn 31% so với cùng kỳ năm ngoái, phnompenhpost đưa tin.

Theo bộ trên, sự suy giảm này bắt nguồn từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến việc giảm đơn đặt hàng đối với tất cả hàng hóa, bao gồm cả mặt hàng hạt tiêu.

Sự “bất định” của thị trường, cộng thêm sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.

Bên cạnh đó, ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn hạt tiêu và gia vị Campuchia (CPSF), đã lưu ý vào ngày 18/7 rằng, việc xuất khẩu hồ tiêu giảm có liên quan đến tình hình giá tiêu trên thị trường giảm, mặc dù sản lượng tiêu vẫn ở mức bình thường. Từ đó dẫn đến việc một số nông dân tạm dừng bán tiêu và phơi tiêu chờ giá lên mới bán.

');$('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst'));})