xuân

Giá nông sản hôm nay 27/5/2025: Giá cà phê còn chịu áp lực lớn, Giá heo đi lên; Cước vận tải container sẽ tăng đến đâu?

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 27/5/2025, giá cà phê, giá tiêu, giá heo... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:

Giá cà phê hôm nay 27/5/2025

Giá cà phê thế giới điều chỉnh nhẹ, khi trở lại sau 3 ngày nghỉ giao dịch.

Hoạt động giao dịch kém sôi động, cùng nguồn cung gia tăng từ các quốc gia sản xuất robusta như Brazil và Indonesia, khiến giá cà phê chưa thể hồi phục.

Dịp này, các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu đều được dự báo sản lượng tăng. Nguồn cung tăng sẽ gây áp lực lên cà phê 2 sàn trong nửa cuối năm nay.

Vụ cà phê đang thu hoạch ở Brazil được dự báo tốt, sản lượng cao. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê năm 2025/26 của Brazil đạt 65 triệu bao, tăng 0,5%. Theo Hedgepoint Global Markets, tiến độ thu hoạch cà phê robusta tại Brazil đã đạt khoảng 11%. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán sản lượng cà phê niên vụ 2025/26 tại Việt Nam và Indonesia sẽ tăng lên.

Lượng cà phê tồn kho trên sàn cũng tăng mạnh đã tác động đến giá thị trường. Tồn kho robusta đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng qua vào hôm thứ Sáu là 5.438 lô. Lượng tồn arabica cũng được ghi nhận là cao nhất trong gần 4 tháng qua, nằm ở mức 886.590 bao.

Giá cà phê nội địa chịu tác động từ nguồn cung Brazil và Indonesia tiếp tục giảm trong những ngày qua. Giá cà phê trong nước hôm nay 27/5 dao động trong khoảng 122.000 - 122.500 đồng/kg.

Theo số liệu từ Cục Hải quan, tính đến giữa tháng 5/2025, Việt Nam xuất khẩu 736.583 tấn cà phê với kim ngạch đạt 4,2 tỷ USD. Dù giảm 5,5% về lượng nhưng nhờ giá xuất khẩu cà phê trung bình tăng cao nên kim ngạch tăng tới 56% so với cùng kỳ năm trước. 2024 là năm thành công với ngành cà phê khi xuất khẩu kỷ lục, thu về 5,48 tỷ USD.

Giá cà phê trong nước ngày 23/5 lao dốc mạnh 2.500 - 3.300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Đơn vị tính: VNĐ/kg)

Giá cà phê

Trung bình

Tỷ giá USD/VND

25.760

0

ĐẮK LẮK

122.500

- 2.700

LÂM ĐỒNG

122.000

- 3.300

GIA LAI

122.500

- 2.500

ĐẮK NÔNG

122.000

- 2.800

(Nguồn: giacaphe.com)

Ghi nhận của Báo Thế giới và Việt Nam, chốt phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 điều chỉnh tăng nhẹ 3 USD giao dịch tại 4.790 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 2 USD, giao dịch tại 4.786 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York điều chỉnh nhẹ, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 tăng 0,25 Cent, giao dịch tại 361,0 Cent/lb. Kỳ hạn giao tháng 9/2025 tăng 0,05 Cent giao dịch tại 358,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá nông sản hôm nay 27/5/2025: Giá cà phê còn chịu áp lực lớn, Giá heo ; Giá cước vận tải container tăng đến đâu?
Giá nông sản hôm nay 27/5/2025: Giá cà phê còn chịu áp lực lớn, Giá heo đi lên; Giá cước vận tải container tăng đến đâu?

Giá tiêu hôm nay 27/5/2025

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục ổn định và không thay đổi.

Giá tiêu thế giới mới nhất được cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế ngày 27/5. (tỷ giá USD 1 USD = 26.090 VND)

Thị trường USD/Tấn VNĐ/Kg
Indonesia - Black Pepper 7,470 194,893
Indonesia - White Pepper 10,185 265,727
Brazil Black - Pepper ASTA 570 6,650 173,499
Malaysia - Black Pepper ASTA 9,150 238,724
Malaysia - White Pepper ASTA 11,850 309,167
Viet Nam - Black Pepper 500 g/l 6,700 174,803
Viet Nam - Black Pepper 550 g/l 6,800 177,412
Viet Nam - White Pepper ASTA 9,700 253,073

Giao dịch tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 146.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay thấp hơn, giao dịch ở mức 146.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại tỉnh Bình Phước cao nhất, được thu mua với mức 147.000 đồng/kg.

Giá tiêu tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Indonesia tăng, một phần do tác động của việc đồng Rupiah tăng 1% so với USD (16,375 IDR/USD).

Giá tiêu nội địa Malaysia ghi nhận tăng trong tuần trước, trong khi giá xuất khẩu ổn định.

Giá tiêu nội địa Sri Lanka tiếp tục ổn định trong 3 tháng qua.

Giá tiêu đen Brazil giảm trong tuần trước. Giá tiêu đen Campuchia và tiêu trắng Trung Quốc ghi nhận ổn định và không thay đổi.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dẫn số liệu từ ITC cho biết, 3 tháng đầu năm 2025, tổng nhập khẩu hồ tiêu toàn cầu đạt 80.620 tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2024 nhưng tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2023 (số liệu cập nhật chưa đầy đủ và không tính Việt Nam).

Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với khối lượng đạt 21.586 tấn, tăng 8,7% và chiếm 26,8% thị phần. Tiếp theo là Ấn Độ đạt 10.661 tấn, tăng 45,9% và chiếm 13,2%; Đức: 6.380 tấn, tăng 30,3% và chiếm 7,9%; Pháp: 3.651 tấn, tăng 10,6%... Đáng chú ý, Trung Quốc đạt 1.934 tấn, tăng 108%.

Giá heo hôm nay 26/5/2025

Giá heo hơi tăng trở lại tại nhiều địa phương trên cả ba miền.

Giá heo hơi hiện dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay tăng trở lại sau thời gian ổn định kéo dài, hiện dao động từ 67.000 – 69.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình và Hà Nam đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, đưa mức giá lên 69.000 đồng/kg. Các địa phương Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang giữ nguyên giá, phổ biến trong khoảng 67.000 – 68.000 đồng/kg.

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng ghi nhận tín hiệu tích cực về giá, dao động từ 67.000 đồng/kg đến 74.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Bình Định tăng 1.000 đồng/kg lên 70.000 đồng/kg. Lâm Đồng và Đắk Lắk cũng cùng tăng 1.000 đồng/kg, lần lượt đạt 74.000 đồng/kg và 73.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn giữ nguyên mức giá so với hôm qua.

Tại miền Nam, thị trường sôi động trở lại khi nhiều địa phương điều chỉnh tăng giá. Long An trở thành địa phương có mức giá cao nhất cả nước hôm nay, đạt 76.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An cùng tăng 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, các tỉnh còn lại như Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng duy trì giá ổn định, dao động từ 73.000 – 75.000 đồng/kg.

Thông tin thị trường xuất khẩu

Theo báo cáo từ Nền tảng phân tích,so sánh giá cước vận tải biển và hàng không hàng đầu thế giới Xeneta, vào ngày 11/5, các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái “lửng lơ” do bất ổn về thuế quan, trong khi nhu cầu vận chuyển container trên tuyến Trung Quốc – Mỹ sụt giảm mạnh.

Gần đây, xuất hiện thông tin về khả năng giá cước vận tải tăng vọt, ngay sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố tạm thời giảm thuế nhập khẩu. Điều này cho thấy thị trường có thể biến động nhanh chóng, khiến các chủ hàng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chuỗi cung ứng giữa bối cảnh đầy bất ổn.

Xeneta nhận định: “Chắc chắn sẽ còn nhiều biến động xảy ra. Tuy nhiên, các chủ hàng có thể tận dụng dữ liệu để theo dõi xu hướng giá cước trong những tuần tới và triển khai các chiến lược linh hoạt nhằm giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng.”

Việc Mỹ tuyên bố giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày được xem là một "phát súng lệnh", thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian ngắn ngủi này. Các hãng vận tải biển nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tăng phụ phí khi công suất vận chuyển bị hạn chế – điều này khiến các chủ hàng rơi vào tình thế khó khăn.

Tất cả các bên đều hiểu rõ tầm quan trọng của "khoảng thời gian 90 ngày" này, cũng như hậu quả tài chính nếu để lỡ thời điểm miễn giảm thuế. Ngay cả khi giá cước tăng cao như trong thời điểm gián đoạn vận tải do xung đột ở Biển Đỏ năm ngoái, thì mức tăng đó vẫn nhỏ so với thiệt hại nếu thuế quay trở lại mức 145%.

Các chủ hàng nắm rõ điều này – và quan trọng hơn, các hãng vận tải cũng biết rõ – khi hiện nay đã có thông báo tăng phụ phí giá chung (GRI), dự kiến đẩy giá cước lên mức 7.000 USD/FEU (container 40 feet) đến các cảng bờ Đông Mỹ từ ngày 1/6.

Xeneta cho biết, hành vi của các chủ hàng đang phản ánh rõ qua biến động giá cước. Cụ thể, trên tuyến Trung Quốc – bờ Tây nước Mỹ, giá cước trung bình đã tăng 8% kể từ ngày 14/5, từ 2.600 USD/FEU lên 2.805 USD/FEU.

Tuy nhiên, Xeneta cảnh báo rằng mức giá trung bình này có thể còn tiếp tục tăng mạnh. Do thông tin giảm thuế Mỹ - Trung Quốc được công bố quá bất ngờ, nên ưu tiên hàng đầu của các chủ hàng hiện nay là “xuất hàng càng sớm càng tốt”, đồng nghĩa với việc họ chấp nhận mức giá cao hơn khi thương lượng lại với các hãng vận tải.

Một điểm đáng chú ý là dữ liệu từ Xeneta cho thấy, trong nhóm người dùng sẵn sàng trả giá cao nhất (khoảng 25% thị trường), giá cước đã tăng tới 18% trong cùng thời gian – từ 2.620 USD/FEU lên 3.100 USD/FEU.

Theo New York Post dẫn nguồn từ The Post, các doanh nghiệp Mỹ đang gấp rút nhập hàng từ Trung Quốc trước khi thời hạn miễn thuế 90 ngày kết thúc. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng mạnh, điều này có thể đẩy giá hàng hóa tại các cửa hàng tăng theo.

Một số hãng vận tải lớn, trong đó có Hapag-Lloyd, đã thông báo kế hoạch tăng giá cước vận chuyển container 40 feet từ Trung Quốc đến các cảng bờ Tây Mỹ, từ 3.500 USD lên 6.500 USD, bắt đầu từ ngày 1/6. Giá cước đến các cảng bờ Đông cũng sẽ tăng từ 4.500 USD lên 7.500 USD – theo thông tin từ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })