xuân

Doanh nghiệp bán 'cốc trà đá' hơn 100.000 đồng ở sân bay: từng là đơn vị bán phở lãi nhất Việt Nam với lợi nhuận 1 tỷ đồng/ngày, thuộc hệ sinh thái của 'Vua hàng hiệu'

Bát phở bò có giá hơn 200.000 đồng, cốc trà có giá hơn 100.000 đồng gây xôn xao đến từ cửa hàng Two Tigers Noodles & Bar thuộc Autogrill VFS F&B - do tập đoàn IPP Group của "vua hàng hiệu'' Johnathan Hạnh Nguyễn vận hành.

Những ngày gần đây, hình ảnh một hóa đơn ăn uống trong nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài với bát phở bò có giá hơn 200.000 đồng, cốc trà có giá hơn 100.000 đồng đang trở thành chủ đề bàn tán trên các trang mạng xã hội.

Cụ thể, 3 bát phở bò tái có giá 29,4 USD (tương đương 690.000 đồng), 1 bát phở bò chín có giá 8,7 USD (tương đương 204.000 đồng), 1 cốc trà có giá 4,5 USD (tương đương 105.000 đồng), 2 ly cà phê nâu đá có giá 13,2 USD (tương đương 310.000 đồng), 1 ly nước cam có giá 6,7 USD (tương đương 157.000 đồng).

Tổng số tiền phải thanh toán cho hóa đơn trên là 62,5 USD (tương đương 1,466 triệu đồng).

Doanh nghiệp bán 'cốc trà đá' hơn 100.000 đồng ở sân bay: từng là đơn vị bán phở lãi nhất Việt Nam với lợi nhuận 1 tỷ đồng/ngày, thuộc hệ sinh thái của 'Vua hàng hiệu' - Ảnh 1.

Không ít bình luận cho rằng, đây là một mức giá "cắt cổ" chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ. Một số khác nêu quan điểm, giá ăn uống ở nhà ga quốc tế cao như vậy là bình thường, thậm chí nếu so sánh với sân bay các nước khác thì Việt Nam vẫn rẻ hơn.

Theo thông tin trên hóa đơn thì đây là giá tại một cửa hàng Two Tigers Noodles & Bar thuộc Autogrill VFS F&B - chuỗi giá trị ngành dịch vụ hàng không mà tập đoàn IPP Group của "vua hàng hiệu'' Johnathan Hạnh Nguyễn xây dựng từ nhiều năm nay.

Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2013 trên cơ sở liên doanh với tập đoàn Autogrill của Italia chuyên về ẩm thực du lịch và bán lẻ.

Mục tiêu ban đầu của IPPG là đưa các thương hiệu nhà hàng nổi tiếng trong ngành dịch vụ sân bay từ hệ thống của tập đoàn Autogrill như: Burger King, Popeyes… Tuy nhiên, về sau do nhận thấy nhu cầu về món ăn địa phương của du khách càng ngày càng lớn, đặc biệt là nhóm khách quốc tế, Autogrill VFS F&B đã quyết định xây dựng thêm các cửa hàng thương hiệu độc quyền như: Big Bowl (phục vụ các món phở và bún), Two Tigers (phục vụ phở, bún, món cuốn...), Banh Mi Kep (bán bánh mì), Saigon Café.Bar.Kitchen, HaNoi Café.Bar.Kitchen…

Trong số này thì Big Bowl phổ biến nhất do tọa lạc tại những vị trí đắc địa nhất tại sảnh chờ của các sân bay lớn, phủ ở cả khu check-in, sảnh đi khu vực công cộng, khu cách li quốc nội lẫn quốc tế, vậy nên thường khá đông khách dù cho mức giá khá cao từ 68.000-88.000 đồng cho một bát tiêu chuẩn.

Còn Two Tigers - cửa hàng gây xôn xao những ngày qua hiện đặt tại Ga quốc tế Khu cách li ở sân bay Nội Bài.

Doanh nghiệp bán 'cốc trà đá' hơn 100.000 đồng ở sân bay: từng là đơn vị bán phở lãi nhất Việt Nam với lợi nhuận 1 tỷ đồng/ngày, thuộc hệ sinh thái của 'Vua hàng hiệu' - Ảnh 2.

Cửa hàng Banh Mi Kep bên cạnh Big Bowl

Nhiều cửa hàng được đặt tại những vị trí tấp nập cùng giá bán tốt nên không quá bất ngờ khi kết quả kinh doanh của Autogrill VFS F&B từng rất ấn tượng trước Covid-19. Trong vòng 4 năm từ 2015-2019, doanh thu của công ty tăng hơn gấp đôi từ 500 tỷ lên 1.158 tỷ đồng còn lợi nhuận thì tăng gần gấp bốn, từ 76 tỷ lên 286 tỷ đồng.

Bình quân trong năm 2019, mỗi ngày hệ thống các cửa hàng của Autogrill VFS F&B – bao gồm cả Big Bowl và các thương hiệu khác như Star Café… - thu về gần 3,2 tỷ doanh thu và gần 800 triệu lợi nhuận.

So sánh với chuỗi nhà hàng có quy mô hàng đầu là Golden Gate Group thì hiệu suất sinh lời của Autogrill VFS F&B thời điểm đó còn vượt trội. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy biên lãi gộp của Golden Gate chỉ dao động ở mức 60% thì Autogrill VFS F&B lên đến hơn 80%.

Tuy nhiên, vì sống dựa vào ngành hàng không nên đến năm 2020, Autogrill VFS F&B không những mất đà tăng trưởng mà lợi nhuận còn "cắm đầu" xuống mức lỗ 114 tỷ, doanh thu chỉ còn chưa đến 1/3 năm 2019, đạt 337 tỷ.

Trong khi đó, doanh thu của Golden Gate chỉ sụt giảm nhẹ do không hoàn toàn phụ thuộc vào sự sống còn của ngành hàng không, dù vậy lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng mạnh khi lãi chỉ còn bằng 1/5 trước Covid.

Doanh nghiệp bán 'cốc trà đá' hơn 100.000 đồng ở sân bay: từng là đơn vị bán phở lãi nhất Việt Nam với lợi nhuận 1 tỷ đồng/ngày, thuộc hệ sinh thái của 'Vua hàng hiệu' - Ảnh 3.

Doanh nghiệp bán 'cốc trà đá' hơn 100.000 đồng ở sân bay: từng là đơn vị bán phở lãi nhất Việt Nam với lợi nhuận 1 tỷ đồng/ngày, thuộc hệ sinh thái của 'Vua hàng hiệu' - Ảnh 4.

Hiện tại, dù hàng không đã cất cánh trở lại, nhưng kết quả kinh doanh của Autogrill VFS F&B chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian để quay lại thời kỳ đỉnh cao như năm 2019.

Còn phía chủ sở hữu chuỗi lẩu nướng GoGi House, Manwah, Kichi Kichi... thì đã lấy laị phong độ với kết quả năm 2022 vừa qua ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng kỷ lục cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Cụ thể, Golden Gate ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.965 tỷ đồng (tương đương thu về hơn 19 tỷ đồng mỗi ngày), gấp hơn 2 lần năm 2021. Trừ đi các loại chi phí, ông lớn ngành F&B đạt 719 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và gần 659 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Sasco - một công ty quan trọng khác trong chuỗi dịch vụ hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn ghi nhận doanh thu năm 2022 ở mức 1.400 tỷ đồng, chưa bằng 1/2 so với năm 2020.

Hai công ty lớn khác là Taseco Airs và Nasco cũng ở trong tình cảnh tương tự.

Doanh nghiệp bán 'cốc trà đá' hơn 100.000 đồng ở sân bay: từng là đơn vị bán phở lãi nhất Việt Nam với lợi nhuận 1 tỷ đồng/ngày, thuộc hệ sinh thái của 'Vua hàng hiệu' - Ảnh 5.