xuân

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm bày bán trước cổng trường học

(Chinhphu.vn) – Nhiều loại thức ăn đường phố, nhất là đồ ăn vặt bày bán trước cổng trường học rất dễ bị nhiễm khuẩn, điển hình là vi khuẩn E.coli – nguyên nhân chính gây tiêu chảy và các bệnh đường ruột.

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm bày bán trước cổng trường học- Ảnh 1.

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm bày bán trước cổng trường học

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thời gian gần đây xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.

Cụ thể, theo một số học sinh của trường THCS tại thôn Sinh Quả, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tại cổng trường vào thời điểm tan trường có nhóm người lạ phát miễn phí sản phẩm trà mật ong vị ô long đào cho học sinh.

Sau khi uống sản phẩm này, nhiều học sinh có triệu chứng đau bụng vùng rốn, buồn nôn và được nhà trường đưa đến trạm y tế xã và Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai. Các bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc thực phẩm.

Tỉnh Khánh Hòa cũng ghi nhận 4 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có vụ việc nghiêm trọng khiến hàng chục em học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Trường, TP Nha Trang bị đau bụng, nôn sau khi ăn sáng, một học sinh lớp 5 tử vong. 

Ngày 2/5, có 15 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM) sau khi ăn sushi và bánh mì trước cổng trường, cũng có biểu hiện chóng mặt, nôn, được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa nghi do ngộ độc thực phẩm và được đưa đi cấp cứu.

Theo các chuyên gia về y tế, đa số các loại thức ăn đường phố, nhất là đồ ăn vặt bày bán trước cổng trường, dễ bị nhiễm khuẩn, điển hình là vi khuẩn E.coli – nguyên nhân chính gây tiêu chảy, khuẩn gây tả và các bệnh đường ruột. Đáng lo ngại, hàng ăn vặt được bán trên những xe lưu động nên rất khó kiểm soát.

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm bày bán trước cổng trường học- Ảnh 2.

Cần giải pháp đồng bộ từ nhà trường, gia đình và cơ quan quản lý trong đảm bảo an toàn đối với thực phẩm bày bán ngoài cổng trường

Đồng bộ giải pháp từ nhà trường, gia đình và cơ quan quản lý

Trước thực tế trên, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị trong ngành y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát an toàn thực phẩm tại khu vực trường học; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Giáo dục và đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực trường học (bếp ăn trường học, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, các cơ sở kinh doanh thực phẩm xung quanh trường học).

Chú trọng khâu hậu kiểm trong quản lý an toàn thực phẩm
 03/12/2024 14:33
Đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển KTXH địa phươngLập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết tại Hà NộiGiảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốcNhiều người bị ngộ độc thực phẩm: Chủ cơ sở bánh mỳ bị phạt 125 triệu đồngĐiều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Nghệ AnKhuyến khích người dân tham gia phòng, chống ngộ độc thực phẩmTập trung cấp cứu, điều trị cho nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm tại Bà Rịa-Vũng TàuTập trung cấp cứu, điều trị cho nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm tại Bà Rịa-Vũng Tàu
 29/11/2024 09:22

Đồng thời, phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp thực phẩm; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân; xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn cho các trường học, ban phụ huynh học sinh nhắc nhở học sinh không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, do người lạ cung cấp.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý các nguồn cung cấp thực phẩm trong và xung quanh trường học, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Về phía nhà trường cần nâng cao trách nhiệm của Ban Giám hiệu, Ban phụ huynh học sinh trong thông tin, tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu vực trường học.

Nhiều trường học đã có những quy định về việc học sinh tới trường không được ra khỏi cổng trường, cũng không được mua đồ ăn vặt và mang vào lớp học.

Về phía các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giải tỏa những hàng quán không đủ điều kiện kinh doanh trước cổng trường; kiểm soát chất lượng đồ ăn vặt bằng cách test nhanh và kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm.

Đồng thời, kêu gọi người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, đồ chế biến sẵn tại các cổng trường thể hiện trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, góp phần phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho cộng đồng.

Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần hạn chế việc để con mình sử dụng đồ ăn, quà vặt không rõ nguồn gốc được bày bán trước cổng trường. Phụ huynh nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh để chế biến cho con ăn uống ở nhà đầy đủ và mang theo các đồ ăn nhẹ sử dụng trong giờ nghỉ.

HM