xuân

Đà Nẵng: Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả danh dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại

Nhịp Sống Sài Gòn

Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng xấu đã sử dụng không gian mạng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân tại Đà Nẵng.

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo ở nhà và chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, hạn chế tập trung đông người. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu đã sử dụng không gian mạng, phương tiện điện tử thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho người dân tại thành phố Đà Nằng và trên cả nước.

Theo Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP Đà Nẵng, để hực hiện hành vi tội phạm, các đối tượng triệt để lợi dụng tính năng nặc danh của Internet, sử dụng các phần mềm bảo mật, đặt máy chủ ở nước ngoài, sử dụng những phương thức, thủ đoạn tinh vi gây nhiều khó khăn cho cơ quan Công an trong quá trình điều tra, xử lý. Tội phạm sử dụng công nghệ cao gần đây nổi lên phương thức thủ đoạn mới, tinh vi hơn trước.

Các đối tượng phạm tội dùng công nghệ giả danh số điện thoại chăm sóc khách hàng là 18001090 được lưu sẵn trong sim của các nhà mạng với tên là “CSKH” nhưng có mã vùng khác mã vùng Việt Nam (ví dụ +81097, +81084, +81024,…). Khi gọi đến thì điện thoại sẽ hiển thị người gọi là “CSKH” nên người dân tin tưởng đúng là do nhà mạng gọi đến. Các đối tượng lừa đảo thường xưng danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà mạng thông báo về việc thông tin cá nhân của người dùng bị lộ ra ngoài và sẽ khóa toàn bộ các số điện thoại mà người dân đã đăng ký. Bên cạnh đó, các đối tượng còn hướng dẫn người dân kết nối điện thoại để gặp Điều tra viên, Kiểm sát viên của các cơ quan pháp luật thông báo người dân có liên quan trong một vụ án mua bán ma túy, rửa tiền…

Ảnh minh hoạ

Các đối tượng này dọa nạt, yêu cầu nạn nhận phải hợp tác điều tra và làm theo, hướng dẫn nêu không sẽ bắt tạm giam, bị xử lý về hình sự (làm giả các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam có tên của nạn nhân…). Sau khi dò hỏi dược thông tin cá nhân, số tài khoản, những khoản tiền đang gửi ngân hàng, đối tượng lừa đảo yêu câu nạn nhân lập một tài khoản ngân hàng với thông tin internet Banking là số điện thoại do bọn chúng cung cấp. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào, nhanh chóng sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh chuyển tiền cua nạn nhân sang nhiều tài khoản khác để chiếm đoạt. Ngoài ra, đối tượng lừa đảo còn yêu cầu nạn nhân giữ bí mật không được báo cho người thân biết, gọi điện liên tục để cho nạn nhân đế gây cho nạn nhân tâm lý hoang mang, lo sợ.

Đại tá Trần Mưu – Phó Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người dân: Công an không bao giờ trao đối thông tin vụ án qua điện thoại, khi có yêu cầu làm việc sẽ có giấy mời hoặc giấy triệu tập. Cơ quan công an cũng không có tài khoản ngân hàng mang tên cá nhân và không yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chửng minh vô tội. Người dân cần lưu ý, tất cả sô điện thoại giả mạo theo số máy của cơ quan chức năng đều có thêm dấu (+) trước dãy số vì chúng được thực hiện qua mạng Internet. Nếu chỉ kiểm tra số máy gọi đến qua tổng đài 1080 sẽ không phát hiện được sự giả mạo này. Người dân cân cảnh giác, thông báo hình thức lừa đảo của tội phạm cho các thành viên trong gia đình, nhất là người già, ít tiếp cận thông tin, báo chí; nâng cao ý thức cảnh giác khi nghe điện thoại của người lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, thẻ tín dụng,…

Ngoài ra, khi xảy ra tình huống bị lừa đảo, người dân không được chuyển tiền ngay mà kịp thời thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh bắt giữ tội phạm. Nếu đã chuyển tiền thì liên hệ ngay với ngân hàng nơi gửi hoặc báo cho cơ quan công an để phong tỏa tài khoản, ngăn chặn thiệt hại xảy ra.

Đức Biền/moitruong.net.vn