xuân

Cuộc khủng hoảng năng lượng mới có thể sẽ 'cập bến' EU; Nga vẫn muốn bán khí đốt cho châu Âu

Việc Ukraine chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga đến châu Âu và nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hạn hẹp khiến khu vực đứng trước nguy cơ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới.

Nhà máy điện khí đốt tự nhiên Mitte Combined Heat and Power (CHP) do Vattenfall AB vận hành tại Berlin, Đức. (Nguồn: Bloomberg)
Nhà máy điện khí đốt tự nhiên Mitte Combined Heat and Power tại Berlin, Đức. (Nguồn: Bloomberg)

Giai đoạn đầy thách thức đang đến với châu Âu khi nguồn dự trữ khí đốt giảm mạnh do mùa Đông kéo dài và căng thẳng địa chính trị leo thang.

Theo dữ liệu từ Cơ sở Hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE), trong tháng 1/2025, lượng khí đốt rút ra từ các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm ở châu Âu đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm.

Tin liên quan
Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới 'ấp ủ', Moscow nghi ngờ

Tổng lượng khí đốt được rút từ cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm ở các nước Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 1/2025 đạt 21,3 tỷ mét khối, cao hơn 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2021.

Tính đến ngày 31/1, dự trữ khí đốt tại các cơ sở lưu trữ khí đốt của châu Âu giảm xuống còn 53,59%, thấp hơn 6,99% so với mức trung bình của 5 năm qua.

Trong tháng đầu tiên của năm, lượng khí đốt bơm trở lại các cơ sở lưu trữ khí đốt chỉ đạt 744 triệu mét khối, giảm 20% so với năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Mặc dù nhu cầu khí đốt tăng mạnh nhưng nguồn cung LNG vào hệ thống vận chuyển khí của châu Âu lại giảm nhẹ so với tháng 12/2024. Cụ thể, trong tháng 1/2025, nhập khẩu LNG của châu Âu chỉ đạt 10,4 tỷ mét khối, giảm 0,7% so với tháng trước và 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia dự báo thời tiết cảnh báo, mùa Đông năm nay có thể kéo dài đến giữa tháng 4/2025, khiến nhu cầu sưởi ấm tiếp tục ở mức cao.

Điều này đồng nghĩa với việc lượng khí đốt dự trữ có thể giảm xuống mức báo động.

Trước tình trạng này, nguồn tin từ Financial Times tiết lộ, các quan chức EU đang thảo luận về khả năng nối lại nhập khẩu khí đốt từ Nga như một phần của một thỏa thuận hòa bình tiềm năng tại Ukraine. Đề xuất này hiện đang vướng nhiều tranh cãi.

* Trước đó, hồi cuối tháng 1/2025, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, việc Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu mang tính chất thương mại và Moscow muốn tiếp tục hoạt động này.

Theo Điện Kremlin, xứ bạch dương muốn tiếp tục hoạt động thương mại cung cấp khí đốt cho châu Âu và sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình liên quan việc Hungary đưa ra một số điều kiện nhất định để gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })