xuân

Cổ phiếu nhóm đầu tư công tăng 'bốc đầu' trong phiên 15/1, điều gì đã xảy ra?

Trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (147.000 tỷ đồng), sân bay Long Thành (336.630 tỷ đồng), đường Vành đai 3 TP. HCM (75.378 tỷ đồng), đường Vành đai 4 Hà Nội (88.694 tỷ đồng).

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/1, loạt cổ phiếu trong nhóm đầu tư công thu hút dòng tiền, tăng mạnh trong bối cảnh VN-Index đã ghi nhận sự hồi phục với sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng điện. Trong đó, có thể kể đến một số cổ phiếu như FCN, HT1 tăng trần, HHV (tăng 4,2%), LCG (tăng 5,5%), VCG (5,12%), C4G (tăng 5,2%), BCC (tăng 7,14%)...

Cổ phiếu nhóm đầu tư công tăng 'bốc đầu' trong phiên 15/1, điều gì đã xảy ra?- Ảnh 1.

Đà tăng này diễn ra đúng vào thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2025. Những thay đổi này được kỳ vọng không chỉ giúp tháo gỡ những vướng mắc cản trở mà còn thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng và đầu tư công.

Cổ phiếu nhóm đầu tư công tăng 'bốc đầu' trong phiên 15/1, điều gì đã xảy ra?- Ảnh 2.

Trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (147.000 tỷ đồng), sân bay Long Thành (336.630 tỷ đồng), đường Vành đai 3 TP. HCM (75.378 tỷ đồng), đường Vành đai 4 Hà Nội (88.694 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Bộ GTVT dự kiến triển khai một số dự án mới trong năm 2025 như cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 (6.128 tỷ đồng), cao tốc Dầu Giây - Thiên Phú (8.982 tỷ đồng), tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn (5.571 tỷ đồng)...

Về tiềm năng của các doanh nghiệp trong nhóm đầu tư công, SSI Research cho biết trong báo cáo chiến lược năm 2025 với cơ cấu nợ công nằm trong kiểm soát và các chính sách chuyển đổi số, tinh chỉnh bộ máy và cải cách hành chính nhằm tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung hơn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách tài khóa vẫn duy trì trạng thái nới lỏng trong năm 2025. Kế hoạch thâm hụt ngân sách ở mức 3,8% GDP vào năm 2025 (so với ước tính 3,4% cho năm 2024), cho thấy Chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách nới lỏng tài khóa và kích thích nhu cầu nội địa.

Kế hoạch chi đầu tư phát triển được đặt ở mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, với việc hoàn thành 3.000 km đường cao tốc và Sân bay Long Thành. Một số dự án ưu tiên chính đến năm 2030 sẽ bao gồm đường cao tốc Bắc - Nam (phía Đông), đường sắt (bao gồm tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và đường sắt cao tốc Bắc Nam), đường vành đai và tàu điện ngầm ở Hà Nội và TP HCM, Cảng Cần Giờ (TP HCM).

Không chỉ tập trung phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông, Chính phủ hướng đến mục tiêu sâu rộng hơn, bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng thị trường tài chính với hàng loạt các chính sách mới đang được sửa đổi.

Đối với cơ sở hạ tầng giao thông, điểm khác biệt trong giai đoạn 5 năm tiếp theo là bên cạnh việc phát triển hệ thống đường cao tốc (hướng tới mục tiêu 5.000km đường cao tốc trong năm 2030), hệ thống cảng (sân bay, cảng biển) và các dự án đường sắt cũng đã được xem xét bắt đầu xây dựng từ năm 2025.