xuân

12 vòng xây dựng đề thi đánh giá năng lực như thế nào

Nhịp Sống Sài Gòn

Các câu hỏi chuẩn hoá dùng để thi đánh giá năng lực được 100 giáo sư, phó giáo sư và các giáo viên giỏi xây dựng, góp ý, chỉnh sửa độc lập qua 12 vòng khác nhau.

Các câu hỏi chuẩn hoá dùng để thi đánh giá năng lực được 100 giáo sư, phó giáo sư và các giáo viên giỏi xây dựng, góp ý, chỉnh sửa độc lập qua 12 vòng khác nhau.

Trao đổi với PV, TS Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia được tiếp cận theo hướng hoàn toàn mới so với truyền thống.

Đó là hướng đánh giá năng lực toàn diện của thí sinh thông qua nội dung kiến thức của chương trình THPT; áp dụng lý thuyết khảo thí hiện đại trong xây dựng câu hỏi; áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bài thi; tách việc 'thi/đánh giá' năng lực với việc 'tuyển chọn'; từng bước chuyển dần từ 'đánh giá kiến thức' sang 'đánh giá năng lực'.

12 vòng xây dựng đề thi đánh giá năng lực như thế nào

TS Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Để xây dựng ngân hàng đề thi, Đại học Quốc gia Hà Nội đã học tập kinh nghiệm quốc tế: Từ các bài thi chuẩn hoá SAT, ACT cho tuyển sinh đại học; Bài thi GRE, GMAT... cho tuyển sinh sau đại học ở Mỹ; Bài thi A-level; Le Bac... cho tuyển sinh đại học ở Anh, Pháp; Bài thi K-SAT, T-SAT... tuyển sinh đại học ở một số nước ở Châu Á...

Đề thi tổng hợp kiến thức cả Toán, Văn, khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên với mức độ khó, dễ theo tỷ lệ 20-20% và 60% câu trung bình. Còn quy trình xây dựng được tiến hành độc lập qua 12 vòng.

12 vòng xây dựng đề thi đánh giá năng lực như thế nào

12 vòng xây dựng đề thi đánh giá năng lực như thế nào

12 vòng xây dựng đề thi đánh giá năng lực như thế nào

Không công bố đề vì 'mục tiêu khác thi THPT'

Giải thích việc không công bố đề thi, TS Sái Công Hồng cho biết, mục tiêu của thi THPT quốc gia khác với thi đánh giá năng lực. Hơn nữa, đề thi đánh giá năng lực được chuẩn hoá với quá trình làm đề trải qua 12 vòng tách biệt. Từ câu hỏi thô, sau nhiều vòng trao đổi và cho ý kiến độc lập, câu hỏi được sửa đổi, chỉnh lý để hoàn thiện và thử nghiệm vào thực tế để đo độ khó.

'Ở các nước phát triển, đề thi đánh giá năng lực cũng không được công bố vì nó được sử dụng nhiều lần', ông Hồng nói.

Phó giám đốc Thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh đánh giá năng lực năm 2016 Nguyễn Kim Sơn giải thích thêm, đề thi đại học truyền thống ở Việt Nam được thiết kế một lần, dùng một lần. Còn đề thi đánh giá năng lực là những câu hỏi chuẩn hoá được tạo nên nhờ quá trình tự kiểm duyệt bên trong, phản biện nhiều vòng, thử nghiệm thực tế... thay cho giám sát xã hội.

'Đề thi không phải để dùng một lần, vì từ ngân hàng đề thi máy tính sẽ tổ hợp thành nhiều đề, dùng cho nhiều ca thi, nhiều đợt thi khác nhau. Chúng tôi có thể lọc và thải loại một số câu hỏi nhưng vẫn đảm bảo cân bằng độ khó giữa các đợt thi', ông Sơn cho hay.

Theo Phó giám đốc Thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội, nếu như đề thi cũ kiểm tra kiến thức thí sinh, xem đề người ta biết ngay đúng hay sai, thì trong đề thi đánh giá năng lực, mỗi tiểu mục được thiết kế dành cho một mục tiêu đo. Nếu tách rời mục tiêu đo thì câu hỏi nào đó được công bố cũng không có nghĩa.

'Năm ngoái trên mạng lan truyền thông tin cho rằng đề thi đánh giá năng lực có câu hỏi 'Thạch Sanh quê ở đâu', nhưng thực tế không có câu này. Năm nay lại tiếp tục xôn xao thông tin đề có câu hỏi 'Bộ trưởng Tư pháp tên là gì' cũng là hoàn toàn bịa đặt.

Một số thí sinh thi xong chia sẻ câu hỏi theo trí nhớ của mình lên mạng nhưng không chính xác. Ở một số nước, thí sinh sẽ bị huỷ kết quả thi nhưng ở Việt Nam chưa áp dụng hình thức này', ông Hồng cho hay.

Theo Hoàng Thùy/Vnexpress.net