'Sốc' với khu biệt thự giữa thủ đô 2 năm không có nước
(Saleland.vn) - Mặc dù đã bàn giao cho người dân 2 năm qua, song khu biệt thự liền kề Ao Sào (Hoàng Mai, Hà Nội) chưa có đường nước sạch. Vì thế, cả trăm hộ dân phải dùng nước giếng khoan và phải dẫn ống xa cả trăm mét để mua nước.
(Saleland.vn) - Mặc dù đã bàn giao cho người dân 2 năm qua, song khu biệt thự liền kề Ao Sào (Hoàng Mai, Hà Nội) chưa có đường nước sạch. Vì thế, cả trăm hộ dân phải dùng nước giếng khoan và phải dẫn ống xa cả trăm mét để mua nước.
Khu đô thị chức năng Ao Sào có tổng diện tích 98.887m2
Nằm trên phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Khu đô thị chức năng Ao Sào có tổng diện tích 98.887m2, quy mô dân số khoảng 2.115. Dự án có phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 30m và Khu đô thị Thịnh Liệt; phía Đông Nam giáp đường quy hoạch rộng 30m và các phía còn lại giáp khu dân cư; phía Tây Nam giáp sông Sét.
Dự án được chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 đặt tên là Khu chức năng đô thị Ao Sào - Lexington Etaste, bao gồm trên 300 biệt thự liền kề. Thời điểm năm 2013, Khu chức năng đô thị Ao Sào - Lexington Etaste từng gây sốt với giá mỗi m2 biệt thự liền kề khoảng 18 triệu đồng.
Dự án được coi là khu đô thị hiện đại bậc nhất ở khu vực phía Nam thủ đô vì theo quy hoạch sẽ có bãi đỗ xe, hồ nước điều hòa, nhà văn hóa và khu vui chơi...
Hiện chủ đầu tư đã bàn giao vài trăm căn liền kề. Diện tích mỗi căn từ 50 đến 70m2 một sàn
Hiện tại, mới có 63 hộ dân nhận nhà và dọn về sinh sống.Còn rất nhiều dãy nhà bỏ trống, không một bóng người
Nguyên nhân của việc vắng vẻ là nhiều hộ không dám dọn về sinh sống bởi kể từ khi bàn giao gần 2 năm nay, khu biệt thự không có nguồn nước sạch sử dụng. Hàng ngày, người dân phải dòng ống nước dài cả trăm mét, luồn qua một hàng rào thép gai để mua nước từ một hộ dân bên xóm Giáp Tứ hay các khu dân cư ven sông Sét.
Các hộ dân phải mua nước sạch với giá 50-70 nghìn đồng/m3.Trong khu biệt thự, đâu đâu cũng có ống dẫn nước sạch
Do nước sạch không đủ dùng nên nhiều hộ dân phải nghĩ cách khoan giếng, mặc dù bị cấm. Một giếng khoan ở đây có tới 3 đến 4 đường ống
khác nhau cung cấp nước cho nhiều hộ dùng chung
Nhiều gia đình phải đầu tư cả hệ thống bể lọc 50-70 triệu đồng để lọc nước giếng khoan
Ông Tôn Thích Quý, một người dân bức xúc cho biết, đã báo ban quản lý về việc khôngcó nước sạch sinh hoạt rất nhiều lần, nhưng họ cứ hứa hết ngày này tháng khác
Mặc dù mua căn biệt thự liền kề cách đây vài năm và chính thức nhận bàn giao gần 2 năm nay, song cách đây khoảng 1 tháng, gia đình ông Hùng mới dám chuyển về sống. Giải thích về việc dù nhận nhà nhưng không dám chuyển về ở sớm, ông Hùng cho hay, cái chính là không có nước sạch để sinh hoạt, cư dân ở đây ai cũng kêu ca cả năm trời, thậm chí đóng tiền đặt cọc cho Ban quản lý để cấp nước, vậy mà đến nay vẫn không giải quyết được gì. Giờ để sống được phải mua bể lọc, mua nước giếng khoan với đầy mùi hôi tanh để dùng tạm chứ chẳng biết làm sao.
Theo quan sát, bể nước nhà ông Hùng mới dùng được hơn một tháng để trữ nước giếng khoan nhưng đã có biểu hiện nước màu vàng, váng nổi, còn trên thành bể inox chuyển màu đỏ đục. Theo ông Hùng, nước này chỉ dám tưới rau, giặt giũ, còn nước ăn phải dòng ống đi mua cách đây vài trăm mét.
Ông Trần Xuân Nghiên, Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Lũng Lô 5, chủ đầu tư dự án giải thích, trước khi bàn giao nhà cho các hộ dân vào tháng 11/2014, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với Công ty nước sạch Hà Nội. Nhưng qua nhiều lần nhân viên nước sạch xuống đấu nối họng nước ở khu dân cư Giáp Tứ (Thịnh Liệt) thì bị một số người cản trở vì cho rằng nếu họng nước này cung cấp cho khu biệt thự liền kề thì nguy cơ họ không có nước sạch sẽ rất cao.
Vị phó giám đốc cũng cho hay, nhiều lần đã cầu cứu chính quyền và công an địa phương, song dường như bất lực. Trong khi chờ chính quyền can thiệp, để khắc phục tình trạng này, đại diện chủ đầu tư cho biết, trước mắt chỉ đạo Ban quản lý dự án (có nguồn nước dùng cho 50 người) tạm thời chia sẻ cho khoảng 20 hộ dân ở ven đó dùng chung. Ông Trần Xuân Nghiên khẳng định, về giải pháp lâu dài, đơn vị đã làm việc với bên nước sạch tìm một họng nước khác ở xa hơn, kinh phí đầu tư nhiều hơn, trong trường hợp không gặp phải sự cản trở nào nữa thì khoảng 1 tháng tới người dân sẽ có nước sạch để sinh hoạt mà không phải đi mua.
Trục đường chính của khu đô thị bụi bặm, ngổn ngang rác thải
Bên cạnh việc không có nước sạch sinh hoạt, gần 2 năm nay, hệ thống đường kết nối khu biệt thự với các trục đường lớn cũng chưa được hoàn thiện. Trục đường chính của khu đô thị nối với phố Tương Mai (dài hơn một km) vẫn là con đường đất gập gềnh, trời mưa thì lầy lội, nắng thì phủ đầy bụi.
Ở trong khu biệt thự, người dân đi làm còn phải lách theo con mương nhỏ nước đục ngầu và đường phủ đầy bụi. Thậm chí có đoạn chỉ vừa một xe máy chạy qua. Muốn chọn đường đi sạch sẽ hơn, nhiều hộ dân phải phá rào và đi vào ngõ nhỏ qua khu dân cư Giáp Tứ để ra các đường Giải Phóng, Trương Định.
Về việc không có đường dân sinh đấu nối với khu vực bên ngoài, phía chủ đầu tư dự án lý giải, theo quy hoạch khu dân cư sẽ có đường rộng 30m đi ven sông Sét và tuyến đường này đang làm, còn khoảng 150 m nữa sẽ dẫn tới khu biệt thự.
Vị phó giám đốc chia sẻ, nhiệm vụ của chủ đầu tư là làm trong khu vực đất của mình thì đã thực hiện xong, còn phần kết nối đồng bộ với bên ngoài còn phải chờ các dự án của quận Hoàng Mai. Vì chưa có đường to nên giá biệt thự liền kề mới có giá 18 triệu đồng/m2, nếu có đường rồi thì phải cả trăm triệu.