Vệ tinh Kondor-FKA của Nga có thể kiểm soát tất cả các mục tiêu quân sự của Ukraine trong xung đột. (Nguồn: TASS) |
Với nhiều đặc tính vượt trội như hoạt động ở quỹ đạo cao, khả năng quan sát tốt, Kondor-FKA được mệnh danh là “chúa tể” của những vệ tinh.
Vệ tinh Kondor-FKA có kích thước nhỏ gọn, nhưng nhiệm vụ của nó tới đây vô cùng nặng nề.
Tin liên quan |
Tiểu sử Thủ tướng Australia Anthony Albanese |
Các chuyên gia của hãng Ruselectronics cho biết vệ tinh Kondor-FKA được trang bị ăng-ten phản xạ kiểu ô, bảo đảm 24/24 quan sát bề mặt Trái đất trong mọi điều kiện thời tiết ở vị trí song song với quỹ đạo bay. Ở dải quan sát, vệ tinh này có thể chi tiết hóa các mục tiêu, xác định được chủng loại và số lượng trang bị vũ khí của đối phương.
Vì vậy, nhiệm vụ ưu tiên của vệ tinh Kondor-FKA tới đây là những mục tiêu quân sự của Ukraine. Mọi động thái di chuyển quân đội của Ukraine sẽ được giám sát thường xuyên.
Thiết bị của vệ tinh sẽ hoạt động có sự lựa chọn, theo từng chỉ thị cụ thể. Ở dải quan sát rộng, vệ tinh có độ phân giải thấp, nếu phát hiện thấy dấu hiệu khả nghi, ống kính của vệ tinh Kondor-FKA sẽ tập trung quan sát.
"Không một xe tăng nào, không một hệ thống phòng không nào, không một quân nhân nào của đối phương có thể lọt qua”, chuyên gia của hãng Ruselectronics nhấn mạnh.
Thời gian gần đây, với tốc độ “3 ngày bằng cả 5 năm”, Nga đã gia tăng nhanh chóng số lượng vệ tinh của mình trong không gian.
Theo thống kê năm 2022, số lượng vệ tinh trinh sát của Nga đã tăng lên 80%. Ví dụ như vệ tinh giám sát đồ họa có trọng lượng 4 tấn Kosmos-2567 đồng thời thực hiện cả những chức năng quân sự, nhóm 4 vệ tinh Bars-M thực hiện nhiệm vụ chiến lược là theo dõi bề mặt hành tinh.
Nga thiết lập nhóm vệ tinh Tundra với chức năng giám sát các vụ phóng tên lửa và thực hiện phản ứng đáp trả chớp nhoáng. Vệ tinh Kondor-FKA được phóng mới đây từ sân bay vũ trụ Plesetsk là sự khởi đầu của một nhóm vệ tinh mới của Nga, sắp tới một vệ tinh nữa cùng series với Kondor-FKA cũng sẽ được phóng lên.
Tuy nhiên, Nga vẫn tụt hậu so với Anh và Mỹ về số lượng vệ tinh đang quay quanh hành tinh. Cách đây không lâu, với sự hỗ trợ của Nga, các vệ tinh dân sự của Mỹ và Anh đã được đưa lên không gian, nhưng ngay sau đó, số vệ tinh này đã chuyển đổi công năng phục vụ cho lợi ích của Lầu Năm Góc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thời điểm năm 2022, khi tình hình xung đột tại Ukraine leo thang, tập đoàn vũ trụ Roscosmos của Nga đã từ chối phóng vệ tinh của Anh lên không gian. Phía Anh dọa sẽ đưa vụ việc ra tòa vì Moscow đã phá vỡ hợp đồng.
Nếu thiếu đi sự hỗ trợ của Roscosmos, tương quan lực lượng trong không gian giữa Nga và Mỹ, Anh trong tương lai gần sẽ không chỉ trở nên ngang bằng, mà ưu thế sẽ thuộc về Nga.
Một thực tế không thể bỏ qua, đó là chính Nga cũng bị những đối thủ tiềm năng theo dõi. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga cho thấy thiết bị tình báo và thông tin vũ trụ của đối phương hoạt động rất hiệu quả. Internet vệ tinh băng thông rộng, tốc độ cao Starlink là một ví dụ.
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng không ít lần cho thấy các vị trí trong hậu phương cũng như trên tiền tuyến của Nga được chi tiết hóa rất rõ nét. Tất cả thiết bị bay không người lái và xuồng cảm tử của đối phương đều được điều khiển từ vũ trụ. Vụ tấn công tàu trinh sát Ivan Khurs của Nga mới đây là một minh chứng.
Lực lượng Không quân vũ trụ Nga thường xuyên kiểm soát không gian gần Trái đất. Hệ thống radar thế hệ mới tham gia trực chiến trên phạm vi toàn lãnh thổ Nga với chức năng xác định và chế áp các tín hiệu gián điệp. Tất nhiên hoạt động đánh chặn tín hiệu vô tuyến của Nga sẽ trở nên rất phức tạp khi có sự can thiệp của Internet và thông tin di động.
Để khắc phục tình trạng trên, Nga sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử chống vệ tinh để chế áp thiết bị thông tin vũ trụ của đối phương, trong đó, các vệ tinh trong không gian của Nga sẽ là lực lượng tiên phong.
Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/nga-dua-chua-te-ve-tinh-len-vu-tru-de-giam-sat-xung-dot-o-ukraine-a59305.html