Hiện diện thương hiệu trên áo thi đấu thể hiện sự thăng trầm của các gã khổng lồ công nghệ

Tài trợ cho một câu lạc bộ bóng đá không chỉ đơn thuần là quảng cáo, đó là một biểu tượng vị thế.

Hiện diện thương hiệu trên áo thi đấu thể hiện sự thăng trầm của các gã khổng lồ công nghệ

Đó là dấu hiệu thành công của thương hiệu dành cho bất kỳ công ty nào sẵn sàng và có khả năng trả giá cao - một vinh dự tiêu tốn hàng triệu USD, và đổi lại, logo của công ty bạn xuất hiện trên màn hình TV của hàng triệu người xem mỗi tuần.

Tài trợ cho một câu lạc bộ bóng đá đúng nghĩa không chỉ là một giao dịch kinh doanh. Đó là việc sử dụng môn thể thao được theo dõi nhiều nhất trên thế giới - môn thể thao vua để quảng bá cho thương hiệu của bạn. Việc ogo của công ty được gắn lên áo của những đội bóng như Liverpool hay Real Madrid đồng nghĩa với việc gắn thương hiệu của bạn với một biểu tượng toàn cầu. Và trong nhiều thập kỷ quá, đó là chiến lược được các công ty công nghệ mới nổi vung tiền, tìm kiếm danh tiếng.

Tuy nhiên, đằng sau vinh dự và hào quan đó, ẩn chứa những điều chưa được hé lọ về toàn bộ ngành công nghệ: khi theo dõi lịch sử của những giao dịch thương mại này trong nhiều thập kỷ, bạn sẽ thấy, không chỉ các công ty riêng lẻ, toàn bộ các lĩnh vực từ ô tô, công nghệ tiêu dùng đến các trang web đặt cược - dường như đều muốn nhảy vào môn thể thao này ngay lập tức, báo hiệu sự vươn lên hoặc mong muốn thống trị thị trường toàn cầu nơi bóng đá là một phần của cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà các công ty điện thoại di động chuyển sang tài trợ cho các câu lạc bộ bóng đá vào đầu thiên niên kỷ mới. Với việc điện thoại cầm tay ngày càng trở nên phổ biến và 3G đang đến gần, các công ty như Samsung và Vodafone đã không lãng phí thời gian để trả số tiền kỷ lục cho một số câu lạc bộ thành công nhất nước Anh.

Các thương hiệu điện tử tiêu dùng Nhật Bản là một trong những công ty công nghệ đầu tiên tham gia tài trợ áo đấu. Logo của họ tô điểm cho áo đấu của các câu lạc bộ từ Anh đến Italy trong suốt thập niên 1980 và 1990, phản ánh sự phát triển của những công ty đó trên thế giới rộng lớn hơn: đây là những thập kỷ bị thống trị bởi Walkman và Game Boy .

Hiện diện thương hiệu trên áo thi đấu thể hiện sự thăng trầm của các gã khổng lồ công nghệ

Một số trong những công ty đó là những cái tên quen thuộc trước khi họ tài trợ cho các đội bóng đá Anh; những người khác đã sử dụng nó để đảm bảo vị trí của họ như một thương hiệu toàn cầu. Dù bạn có tin hay không thì tùy bạn, Samsung Mobile chỉ là một công ty nhỏ trong thế giới về thiết bị cầm tay khi bắt đầu thỏa thuận tài trợ áo đấu cho Chelsea vào năm 2005. Nhưng chỉ 10 năm sau, cuối năm 2015, Samsung đã là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. (Chelsea cũng cũng đã có những thành công nhất định trong khoảng thời gian đó).

Tuy nhiên, không phải tất cả các hợp đồng tài trợ đều thành công. Rakuten - một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Nhật Bản đặt logo trên áo của một trong những đội bóng nổi tiếng nhất, đã không thể giúp nhiều cho họ trong việc mở rộng thương hiệu ra nước ngoài. Còn Kejian, một nhà sản xuất điện thoại di động, có thể đã nghĩ rằng họ đã làm được điều gì đó tuyệt vời khi đăng ký tài trợ cho Everton, đội bóng đã chiêu mộ hai cầu thủ Trung Quốc như một phần của thỏa thuận. Kejian được thành lập vào năm 2013, nhưng thỏa thuận tài trợ vẫn là một bước đột phá: vào thời điểm đó, công ty chỉ bán điện thoại của mình ở Trung Quốc. Kejian có thể là công ty đầu tiên sử dụng áo đấu của một câu lạc bộ bóng đá Anh để hướng tới khán giả ở nửa vòng trái đất, nhưng đó không phải là công ty cuối cùng.

Ý tưởng của Kejian có vẻ phản trực giác, nhưng giải Ngoại hạng Anh là một sản phẩm toàn cầu: giải đấu tuyên bố các trận đấu được chiếu ở “188 trong số 193 quốc gia trên thế giới được Liên Hợp Quốc công nhận.”

Trong những năm 2010, một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng khác đã tận dụng lợi thế này: các công ty cá cược trực tuyến. Vào cuối thập kỷ này, một nửa trong số 20 đội của giải đấu có logo cá cược ở mặt trước áo đấu của họ, nhiều trong số đó dành cho các công ty nhắm mục tiêu đến khán giả ở châu Á.

Vậy lĩnh vực nào sẽ thống trị thập niên 2020? Các nền tảng công nghệ giáo dục đang bắt đầu quan tâm, như đã thấy với Platzi của Colombia, nhà tài trợ cho đội bóng La Liga của Tây Ban Nha Granada, và kỳ lân Ấn Độ Byju's, nhà tài trợ cho Kerala Blasters.

Nhưng nếu bạn nhìn vào thế giới thể thao rộng lớn hơn, câu trả lời rất rõ ràng: tiền điện tử. Từ giải bóng rổ nhà nghề NBA đến giải đua Công thức 1, logo tiền điện tử hiện diễn khắp mọi nơi và bóng đá cũng không ngoại lệ. Logo của Binance tô điểm cho áo đấu của Lazio, trong khi câu lạc bộ đồng hương của Italy là Inter Milan đã có nhà tài trợ áo đấu dựa trên blockchain thứ hai.

Hiện chưa rõ tác động của cuộc khủng hoảng thị trường đối với các công ty tiền điện tử và liệu họ có còn tiền cho các hoạt động tài trợ thể thao nổi tiếng hay không. Nhưng lịch sử những thập kỷ trước cho thấy luôn có một nhóm công ty công nghệ khác sẵn sàng trả tiền, thâm

');$('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst'));})

Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/hien-dien-thuong-hieu-tren-ao-thi-dau-the-hien-su-thang-tram-cua-cac-ga-khong-lo-cong-nghe-a58270.html