Cụ thể, theo CNBC, hai nguồn tin thân cận tiết lộ các quan chức Mỹ và Trung Quốc chưa thể xếp lịch vòng đàm phán kế tiếp do không rõ Washington và Bắc Kinh có muốn đối thoại hay không. Phía Trung Quốc không tỏ dấu hiệu muốn quay lại với các cam kết nước này đã bác bỏ hồi đầu tháng.
Cả hai bên đều thể hiện quan điểm cứng rắn trong tuần qua. Chính quyền Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu thịt heo từ Mỹ, trong khi truyền thông nước này kêu gọi “chiến đấu cho đến phút cuối cùng”. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây chấn động khi đe dọa cấm cửa Huawei.
Kết thúc phiên 17/5, chỉ số Dow Jones giảm 98,68 điểm (-0,38%), xuống 25.764,00 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,79 điểm (-0,58%), xuống 2.859,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 81,76 điểm (-1,04%), xuống 7.816,28 điểm.
Chốt tuần, Dow Jones giảm 0,69%, tuần giảm thứ 4 liên tiếp, đánh dấu chuỗi tuần giảm dài nhất trong 3 năm. S&P 500 cũng giảm 0,76%, tuần giảm thứ 2 liên tiếp và Nasdaq cũng ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp với mức giảm 1,27%.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, các chỉ số chính của khu vực cũng chìm trong sắc đỏ trong phiên cuối tuần do nỗi lo chiến tranh thương mại leo thang ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 17/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 4,89 điểm (-0,07%), xuống 7.348,62 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 71,43 điểm (-0,58%), xuống 12.238,94 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 9,87 điểm (-0,18%), xuống 5.438,23 điểm.
Dù đảo chiều giảm trong phiên cuối tuần, nhưng chứng khoán châu Âu là đồng loạt tăng mạnh trở lại trong tuần qua. Trong đó, chỉ số FTSE 100 tăng 2,02% sau 3 tuần giảm liên tiếp; chỉ số DAX tăng 1,49% sau khi giảm 2,84% tuần trước đó; chỉ số CAC 40 cũng hồi phục mạnh 2,08% sau 3 tuần giảm liên tiếp.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản tăng điểm nhờ điểm sáng Sony và nhóm công nghệ, thì chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông lao dốc do Mỹ đưa Hauwei vào “danh sách đen” làm gia tăng thêm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Trong đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa ở mức thấp nhất 3 tháng.
Kết thúc phiên 17/5, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 187,11 điểm (+0,89%), lên 21.250,09 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 73,41 điểm (-2,41%), xuống 2.882,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 328,61 điểm (-1,16%), xuống 27.946,46 điểm.
Dù tăng tốt trong phiên cuối tuần, nhưng chứng khoán Nhật Bản cũng không thể thoát khỏi tuần giảm tiếp theo khi chỉ số Nikkei 225 mất 0,44% sau khi đã giảm mạnh 4,11% trong tuần trước. Chỉ số Hang Seng cũng tiếp tục giảm 2,11% sau khi mất 7,31% trong tuần trước. Chỉ số Shanghai Composite cũng giảm 1,94% - tuần giảm thứ 4 liên tiếp.
Dù chứng khoán sụt giảm do lo ngại chiến tranh thương mại leo thang, nhưng với việc đồng USD tăng, giá vàng đã quay đầu giảm mạnh trong phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên 17/5, giá vàng giao ngay giảm 9,3 USD (-0,72%), xuống 1.277,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 8,8 USD (-0,68%), xuống 1.277,4 USD/ounce.
Phiên giảm mạnh cuối tuần đã khiến giá vàng quay đầu giảm sau tuần tăng trước đó. Cụ thể, trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,68% và giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 0,73%.
Cụ thể, trong 18 chuyên gia trả lời, có 9 người dự báo giá vàng tăng, chiếm 50%, cao hơn mức 37% của tuần trước. Có 6 người dự báo giá vàng giảm, chiếm 33%, thấp hơn con số 37% của tuần trước. Trong khi đó, có 3 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 17%.
Tương tự, trong 332 người tham gia trả lời khảo sát trực tuyến, có 167 người dự báo giá sẽ tăng, chiếm 50%, thấp hơn con số 53% của tuần trước, 110 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 33%, cao hơn con số 31% của tuần trước và 55 người dự báo giá đi ngang, chiếm 17%.
Lo ngại chiến tranh thương mại leo thang cũng khiến giá dầu thô quay đầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần.
Kết thúc phiên 17/5, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,11 USD (-0,18%), xuống 62,76 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,41 USD (-0,57%), lên 72,21 USD/thùng.
Dù giảm trong phiên cuối tuần, những căng thẳng ở Trung Đông trong tuần qua giúp giá dầu thô vẫn có tuần tăng tốt sau khi giảm nhẹ tuần trước. Cụ thể trong tuần, giá dầu thô Mỹ tăng 1,78%, giá dầu thô Brent tăng 2,25%.
Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/noi-lo-chien-tranh-thuong-mai-tro-lai-am-anh-gioi-dau-tu-a2051.html