Giá nông sản hôm nay 21/7/2025: Giá cà phê sẽ tăng trong tuần này, Giá tiêu chờ bùng nổ? Thận trọng với Quy định về sản phẩm không gây phá rừng của EU

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 21/7/2025, giá cà phê, giá tiêu, giá cacao, giá cao su... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:

Giá cà phê hôm nay 21/7/2025

Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng mạnh vào cuối tuần qua.

Tổng kết tuần trước, giá cà phê robusta tăng 132 USD/tấn, arabica tăng 17,1 Cent/lb. Cùng với xu hướng khởi sắc của thị trường thế giới, giá cà phê trên thị trường nội địa tuần qua tăng mạnh 3.500 – 4.000 đồng/kg so với tuần trước, lên mức 93.500 – 94.000 đồng/kg.

Ngoài những yếu tố kinh tế vĩ mô, giá cà phê tiếp tục chịu áp lực nguồn cung lớn từ vụ thu hoạch, cà phê Brazil vẫn ra thị trường đều đặn. Vụ thu hoạch đang diễn ra tại quốc gia này đang giữ được sản lượng và tiến độ như mọi năm. Tình hình thời tiết cũng chưa xuất hiện dấu hiệu bất ổn lớn.

Trên cả 2 sàn, tồn kho tiếp tục gia tăng gây áp lực lên giá. Đầu cơ liên tục chốt lời ngắn hạn khiến thị trường trồi sụt qua các phiên, thậm chí ngay trong 1 phiên, có thể lên rất cao rồi giảm rất nhanh và ngược lại.

Theo Reuters, giá cà phê tăng mạnh trong tuần qua do được thúc đẩy bởi thông tin Mỹ dự định áp thuế 50% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, bắt đầu từ ngày 1 tháng 8. Khoảng một phần ba lượng cà phê tiêu thụ tại Mỹ đến từ Brazil. Nếu mức thuế này thực sự được áp dụng, nó sẽ gần như sẽ chặn đứng dòng chảy cà phê Brazil sang thị trường Mỹ – quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.

Theo nhà môi giới Thiago Cazarini tại Brazil, "Mức thuế này của Mỹ cũng khiến việc mua thêm hàng gần như bất khả thi. Rủi ro quá lớn nếu không có hướng dẫn cụ thể".

Các nhà giao dịch cho biết vụ thu hoạch tại Brazil đang diễn ra thuận lợi. Theo dữ liệu từ Safras & Mercado, Brazil đã thu hoạch được 77% sản lượng cà phê tính đến ngày 16/7, tăng so với mức 74% cùng kỳ năm trước.

Nhận định thị trường tuần này, các chuyên gia cho rằng có chiều hướng đi lên ở đầu tuần khi ảnh hưởng của việc đưa hàng từ Brazil sang Mỹ vẫn còn mạnh. Giá sẽ giảm càng gần về cuối tuần trước áp lực của đồng USD và tồn kho trên sàn.

Trong khi đó, các yếu tố tác động đến từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ với các quốc gia khi gần đến hạn có hiệu lực (1/8). Các doanh nghiệp tiếp tục đưa hàng từ Brazil sang Mỹ trước thời điểm trên. Đây là yếu tố giúp giá cà phê arabica tăng trong tuần trước, bất chấp đồng USD cao và lực từ vụ thu hoạch đang diễn ra.

Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần qua (19/7) tăng 1.700 - 2.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Đơn vị tính: VNĐ/kg)

Giá cà phê

Trung bình

Tỷ giá USD/VND

25.950

+ 10

ĐẮK LẮK

93.800

+ 1.800

LÂM ĐỒNG

93.500

+ 1.700

GIA LAI

93.800

+ 1.800

ĐẮK NÔNG

94.000

+ 2.000

(Nguồn: giacaphe.com)

Ghi nhận của Báo Thế giới và Việt Nam, chốt phiên giao dịch cuối tuần (18/7), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 36 USD giao dịch tại 3.348 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2025 tăng 34 USD, giao dịch tại 3.320 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 giảm 3,6 Cent, giao dịch tại 303,60 Cent/lb. Kỳ hạn giao tháng 11/2025 giảm 2,75 Cent giao dịch tại 295,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá nông sản hôm nay 21/7/2025: Giá cà phê
Giá nông sản hôm nay 21/7/2025: Giá cà phê sẽ tăng trong tuần này, Giá tiêu chờ bùng nổ? Thận trọng với Quy định về sản phẩm không gây phá rừng của EU.

Giá tiêu hôm nay 21/7/2025

Giá hồ tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương.

Giá tiêu hôm nay 21/7 giao dịch trong khoảng 137.000 - 140.000 đồng/kg.

Tình hình xuất nhập khẩu hạt tiêu đang giảm sút, thấy rõ ràng trên các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia trong ngành nhận định, giá tiêu nhiều khả năng tiếp tục biến động trong biên độ hẹp. Trong ngắn hạn, giá tiêu trong nước được kỳ vọng tiếp tục duy trì khi lượng hàng tồn kho không nhiều. Đặc biệt, sau ngày 1/8, các doanh nghiệp sẽ tận dụng mức thuế 20% vào Mỹ để làm lợi thế xuất khẩu.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 17 ngày đầu tháng 7/2025, Việt Nam xuất khẩu được 10.808 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 70,3 triệu USD, so với cùng kỳ tháng trước giảm 7,8% về lượng và kim ngạch giảm 11,1%. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm: Mỹ: 1.472 tấn, UAE: 1.290, Trung Quốc: 1.072 tấn.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân trong 17 ngày đầu tháng 7 đạt 6.500 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với mức 6.881 USD/tấn của 6 tháng đầu năm 2025.

Trong khi đó, trong 17 ngày đầu tháng 7/2025, Việt Nam đã nhập khẩu 1.738 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 12,2 triệu USD. So với cùng kỳ tháng 6 nhập khẩu giảm 53,2%. Brazil, Campuchia và Indonesia là 3 tiếp tục là 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất Việt Nam trong kỳ vừa qua.

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 140.000 đồng/kg.

Tại khu vực Đắk Nông (tỉnh Lâm Đồng), giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 140.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 137.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 137.000 đồng/kg.

Tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (TP Hồ Chí Minh), giá tiêu hôm nay ở mức 138.000 đồng/kg.

Tại khu vực Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 138.000 đồng/kg.

Giá tiêu thế giới mới nhất được cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế vào 7:58 ngày 20/7:

Thị trường USD/Tấn VNĐ/Kg
Indonesia - Black Pepper 7,216 190,070
Indonesia - White Pepper 10,058 264,928
Brazil Black - Pepper ASTA 570 5,800 152,772
Malaysia - Black Pepper ASTA 8,900 234,426
Malaysia - White Pepper ASTA 11,750 309,495
Viet Nam - Black Pepper 500 g/l 6,440 169,630
Viet Nam - Black Pepper 550 g/l 6,570 173,054
Viet Nam - White Pepper ASTA 9,150 241,011

Giá ca cao hôm nay 21/7/2025

Giá ca cao thế giới trên sàn London, New York cập nhật vào 6:01 ngày 21/7 (đơn vị tính USD/tấn):

Giá ca cao giao dịch tại sàn London

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
09/25 5048 +2455.10% 5073+270 4780-23 4629 4825 4803 37498
12/25 4964 +1823.81% 4996+214 4752-30 5730 4752 4782 38619
03/26 4919 +1402.93% 4963+184 4762-17 4542 4785 4779 34107
05/26 4891 +1222.56% 4931+162 4753-16 1359 4769 4769 11921

Giá ca cao giao dịch tại sàn New York

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
09/25 7701 +620.81% 7835+196 7400-239 11441 7444 7639 38570
12/25 7020 -864-10.96% 7149-735 6816-1068 6334 6884 7884 39619
03/26 6815 -487-6.67% 6934-368 6655-647 3147 6711 7302 29761
05/26 6840 +2593.94% 6866+285 6609+28 1180 6648 6581 4812
Cash 7349 -302-3.95% 7349-302 7349-302 0 7349 7651 0

Giá cao su hôm nay 21/7/2025

Giá cao su thế giới trên sàn Tokyo, Thượng Hải cập nhật vào 6:01 ngày 21/7:

Giá cao su RSS3 sàn Tocom - Tokyo

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
07/25 315.90 -3.60-1.13% 315.90-3.60 315.90-3.60 1 315.90 319.50 333
08/25 319.50 -1.70-0.53% 319.60-1.60 319.50-1.70 23 319.60 321.20 205
09/25 327.50 +3.100.96% 327.50+3.10 327.40+3.00 20 327.40 324.40 158
10/25 325.20 -1.80-0.55% 327.70+0.70 325.20-1.80 30 326.60 327.00 317
11/25 329.00 +0.200.06% 329.20+0.40 328.20-0.60 10 329.20 328.80 541

Giá cao su tự nhiên sàn SHFE - Thượng Hải

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi Cao nhất Thấp nhất Khối lượng Mở cửa Hôm trước HĐ mở
07/25 13910 -55-0.39% 13995+30 13845-120 249 13975 13965 477
08/25 13980 -40-0.29% 14060+40 13900-120 151 14015 14020 556
09/25 13985 -60-0.43% 14080+35 13925-120 241709 14040 14045 155148
10/25 13995 -85-0.60% 14095+15 13940-140 170 14075 14080 357
11/25 14005 -45-0.32% 14085+35 13935-115 1926 14045 14050 6384

Thông tin thị trường xuất nhập khẩu

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia, một trong những tâm điểm chính sách thương mại – môi trường của Liên minh châu Âu trong thời gian gần đây là Quy định về sản phẩm không gây phá rừng (EUDR), được ban hành từ tháng 6/2023. Mặc dù hướng đến mục tiêu cao cả là cắt đứt liên kết giữa tiêu dùng nội địa EU và nạn phá rừng toàn cầu, luật này đang gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ chính các quốc gia thành viên trong khối.

18 quốc gia thành viên EU – bao gồm các nước có nền nông nghiệp và chế biến gỗ lớn như Áo, Hungary, Ba Lan, Phần Lan, cũng như các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Estonia, Latvia – đã đồng loạt gửi thư lên Ủy ban châu Âu, yêu cầu tạm hoãn và đơn giản hóa các điều khoản của EUDR.

Cụ thể, 18 quốc gia thành viên EU – bao gồm các nước có nền nông nghiệp và chế biến gỗ lớn như Áo, Hungary, Ba Lan, Phần Lan, cũng như các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Estonia, Latvia – đã đồng loạt gửi thư lên Ủy ban châu Âu, yêu cầu tạm hoãn và đơn giản hóa các điều khoản của EUDR. Theo các bộ trưởng nông nghiệp của nhóm nước này, quy định hiện tại đang tạo ra “gánh nặng hành chính và tài chính quá mức” đối với người nông dân và doanh nghiệp, ngay cả ở các quốc gia có rủi ro phá rừng thấp.

Quy định yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU phải chứng minh rằng các sản phẩm bao gồm: thịt bò, cà phê, cacao, gỗ, cao su, dầu cọ, đậu nành không liên quan đến phá rừng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau ngày 31/12/2020. Điều này đòi hỏi hệ thống truy xuất nguồn gốc cực kỳ nghiêm ngặt. Thời hạn áp dụng cho các công ty quy mô vừa và lớn là từ ngày 30/12/2025, trong khi doanh nghiệp nhỏ hơn được gia hạn thêm 6 tháng.

Tuy nhiên, các tổ chức môi trường như WWF Europe và Fern đã phản đối mạnh mẽ động thái kêu gọi trì hoãn của các quốc gia thành viên. Đại diện WWF Europe nhấn mạnh rằng “việc gọi đây là động thái đơn giản hóa là không đúng”, trong khi tổ chức Fern lên án việc viện dẫn diện tích rừng trồng đơn loài làm lý do để nới lỏng quy định, cho rằng “nông trường trồng cây không phải là rừng thực sự”.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn như Việt Nam, nơi có thế mạnh về cà phê, cao su, gỗ và cacao, đang đối diện với hai xu hướng song hành: một mặt là áp lực tuân thủ tiêu chuẩn môi trường cao hơn từ EU, mặt khác là cơ hội kéo dài thời gian chuyển đổi nếu luật bị tạm hoãn.

Dẫu vậy, sự thiếu nhất quán trong cách thực thi giữa các quốc gia EU có thể khiến các nhà nhập khẩu tại châu Âu dè dặt hơn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời làm gia tăng chi phí tuân thủ do sự bất định của khung pháp lý. Ngoài ra, những doanh nghiệp đã đầu tư sớm vào các hệ thống chứng chỉ bền vững cũng đứng trước nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh nếu luật bị điều chỉnh theo hướng nới lỏng.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })

Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/gia-nong-san-hom-nay-2172025-gia-ca-phe-se-tang-trong-tuan-nay-gia-tieu-cho-bung-no-than-trong-voi-quy-dinh-ve-san-pham-khong-gay-pha-rung-cua-eu-a141012.html