Indonesia từng bước hiện thực hóa mục tiêu trung tâm kinh tế Halal toàn cầu

Mới đây, Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm chính để phát triển các sản phẩm Halal, như đã nêu trong Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia 2025-2029 (RPJMN).

Khách tham quan Triển lãm công nghiệp quốc tế Halal Indonesia 2024 tại Tangerang, Banten, ngày 26/9. (Nguồn: ANTARA)
Khách tham quan Triển lãm công nghiệp quốc tế Halal Indonesia 2024 tại Tangerang, Banten, ngày 26/9. (Nguồn: ANTARA)

Các lĩnh vực này bao gồm tăng cường hiểu biết về sản phẩm Halal, cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường hợp tác trong việc bảo đảm sản phẩm Halal.

Trong một phát biểu ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Rachmat Pambudy cho biết: "Việc phát triển các trung tâm nghiên cứu Halal tại các trường đại học cũng đã được đưa vào kế hoạch và sẽ được khuyến khích thông qua ngân sách Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu của Đại học Nhà nước để thúc đẩy đổi mới dựa trên thế mạnh của địa phương".

Tin liên quan
Đại sứ Tạ Văn Thông: Khai thác thành công thị trường Indonesia sẽ là giấy thông hành tốt để doanh nghiệp Việt thâm nhập ngành Halal toàn cầu Đại sứ Tạ Văn Thông: Khai thác thành công thị trường Indonesia sẽ là giấy thông hành tốt để doanh nghiệp Việt thâm nhập ngành Halal toàn cầu

Tại cuộc họp với Trưởng cơ quan Tổ chức bảo đảm sản phẩm Halal (BPJPH) Haikal Hassan, ông Pambudy đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường hệ sinh thái sản phẩm halal của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.

Indonesia có vị thế chiến lược trong hệ sinh thái Halal toàn cầu, bằng chứng là điểm số cải thiện 80,1 trên Chỉ số Kinh tế Hồi giáo toàn cầu năm 2023, xếp thứ ba trên toàn thế giới.

Cam kết phát triển các sản phẩm Halal của Indonesia được hỗ trợ thêm bởi Quy định số 42 của chính phủ năm 2024, trong đó đề cập việc thực hiện bảo đảm sản phẩm Halal.

Quy định này yêu cầu chứng nhận Halal cho tất cả các sản phẩm lưu hành tại Indonesia, đơn giản hóa quy trình chứng nhận thông qua tự khai báo và cung cấp dịch vụ nộp chứng nhận miễn phí cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.

Tính đến ngày 18/1 vừa qua, các cơ quan chức năng Indonesia đã cấp tổng cộng 93.661 chứng chỉ Hhalal thông thường (SH) và 2.012.710 chứng chỉ trong danh mục tự khai báo.

Tổng cộng có 5.815.583 sản phẩm được chứng nhận Halal, chủ yếu trong danh mục tự khai báo, chiếm 61,36%.

Tây Java dẫn đầu các địa phương về số lượng sản phẩm được chứng nhận Halal theo chương trình thông thường, với 410.963 sản phẩm.

Bộ trưởng Pambudy lưu ý rằng, sự gia tăng các sản phẩm được chứng nhận Halal, được hỗ trợ bởi 33 cơ quan đánh giá trên 16 tỉnh, cho thấy cam kết thực sự trong việc định vị Indonesia là trung tâm toàn cầu trong nền kinh tế Halal.

Ông bày tỏ hy vọng rằng sự hợp tác với BPJPH sẽ trở thành một bước đi chiến lược để thúc đẩy nền kinh tế Halal Indonesia phát triển toàn diện và có tính cạnh tranh toàn cầu.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })

Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/indonesia-tung-buoc-hien-thuc-hoa-muc-tieu-trung-tam-kinh-te-halal-toan-cau-a120579.html