Một tiết học của học sinh Tiểu học. Ảnh: NGHIÊM HUÊ |
PGS Thơ đặt câu hỏi phản biện: Ca sĩ hát hay, hát bài nào cũng là công sức toàn phần, sao cần đến công ty, ông bầu, xin phép biểu diễn? Bác sĩ đã học hành vất vả, thế mà khám bệnh cũng phải xin phép, lâu lâu phải thi sát hạch tay nghề? Cùng với đó là những giả định khác như: người học có cần một hệ sinh thái giáo dục bao gồm cơ sở vật chất, những người chăm sóc về tinh thần, kiến thức, thái độ… khác. Chương trình học thêm không “nhai lại” (vì sợ học một lần chưa hiểu) và còn cần thêm những nội dung khác, tầm nhìn toàn diện, bổ sung và mở ra những lối đi khác nữa cho người học. Phải chăng người giáo viên muốn dạy thêm thì cũng cần thêm những nghiệp vụ khác, để đem đến cho người học dịch vụ đáng giá.
PGS Thơ cho rằng, để dạy thêm chuyên nghiệp hơn, giáo viên cần nhiều từ “dám”: dám từ bỏ thói quen “hộp kín”, tự làm, tự hưởng; dám chứng minh những gì sẽ dạy thêm không nằm trong vùng “yêu cầu cần đạt” của việc dạy ở nhà trường và rất cần cho người học; dám thể hiện phương pháp sẽ dạy khó có thể thực hiện được ở lớp học bình thường, tối ưu hơn, có ích hơn; dám minh bạch bao gồm cả kinh phí, để công khai cùng quản lí bởi nhà chức trách và người học… dám chịu trách nhiệm về sự phát triển như cam kết với người học và dám chia sẻ lợi ích, để có đối tác cùng thực hiện dịch vụ: trích một khoản nào đó để làm chi phí cơ sở vật chất, quản lí, nghiên cứu sản phẩm… (dao động từ 20-40%); dám đóng thuế từ thu nhập dạy thêm để góp phần phát triển bền vững. “Cuối cùng, chắc chắn dám thay đổi, chúng ta sẽ được tự tin, tự hào khi thực hiện một dịch vụ đặc biệt dành cho con người”, PGS Thơ nói.
Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/dam-thay-doi-de-day-them-chuyen-nghiep-hon-a119673.html