Lễ Trao giải Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ TPHCM năm 2024

Ngày 15/1/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (CN Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra chương trình Tổng kết Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Với chủ đề “Thành Phố Hồ Chí Minh – 50 mùa hoa khoe sắc”

Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị quý báu của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đồng thời, theo chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Trung tâm Văn hóa Thành phố tổ chức Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ năm 2024 nhằm mục đích tạo dựng phong trào sáng tác lời mới các làn điệu Đờn ca tài tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển cả số lượng lẫn chất lượng chuyên môn. 

Đến tham dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo, quý đại biểu khách mời, nghệ nhân, các tác giả tham gia Trại Sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

z6230928281551-f9569532ac02c5c25b850a38647b3978-1736942884.jpg

Phát biểu tại Lễ trao giải Ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM cho biết: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, tiêu biểu như: Múa rối, Hát Bội, Đờn ca tài tử và Cải lương. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được hình thành và phát triển ở vùng đất phương Nam và Thành phố Hồ Chí Minh (vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định xưa) từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX. Hơn một thế kỷ tồn tại, đến nay, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này xuất hiện thường xuyên trong các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

z6231771170192-2cf8438e0419271fd61ec871e2aed8b8-1736944153.jpg

Ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM 

Thành quả này là nhờ sự đóng góp nhiệt tình, tích cực từ các nguồn lực xã hội, lực lượng chuyên gia nghiên cứu, các nghệ nhân đang thực hành Đờn ca tài tử. Đặc biệt hơn là nhờ sự quan tâm sâu sát của Đảng bộ, Chính quyền và ngành Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Luôn coi trọng giá trị các di sản văn hóa, nhất là các loại hình di sản văn hóa phi vật thể mang “hồn cốt” đặc trưng của văn hóa Nam Bộ.

Trại sáng tác Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 không chỉ nhằm mục đích tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị quý báu của Đờn ca tài tử; mà còn hàm ý muốn gầy dựng phong trào sáng tác lời mới các làn điệu tài tử ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng căn cơ, hiệu quả và chất lượng.

z6230928233367-698fd5821480e6817814550e97eb1533-1736942884.jpg

Trại sáng tác năm nay đã nhận được sự hỗ trợ, hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị, các nhà chuyên môn, các nghệ nhân và tác giả ở Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận. Ban Tổ chức rất phấn khởi khi thấy Trại sáng tác lần này được sự hưởng ứng nhiệt tình của cô TS Mai Mỹ Duyên, thầy NSƯT- Thạc sĩ Huỳnh Khải, soạn giả Đức Hiền, soạn giả Đăng Minh, chị Võ Tử Uyên - những người có thâm niên, am hiểu và có những tác phẩm hay trong lĩnh vực sáng tác Đờn ca tài tử và Vọng cổ. Ban Tổ chức cũng rất vui khi nhận thấy có vài gương mặt trẻ tham gia.

z6230928244981-feb6d1b7a7e7cab1db5d24b942b7433c-1736942884.jpg

z6230928238934-92239693ed9d51bd8f6f45811e8d0d5e-1736942884.jpg

z6230928270963-5c82baba0b2bc1276123ccba8fc66d48-1736942884.jpg

z6230928248202-1bcde8d02b312b5ca300b216f786aef6-1736942885.jpg

Ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM trao giải thưởng và tặng hoa cho 25 tác phẩm đạt giải và 01 tác phẩm đạt giải Ca ra bộ hay đó là tác phẩm: VUI HỌP MẶT của Nguyễn Văn Hồ.

Trại sáng tác đã trở thành một sân chơi bổ ích để các thế hệ cùng nhau giao lưu, sáng tạo và lan tỏa vẻ đẹp của di sản này. Từ đó, các tác giả sẽ dung nạp thêm những kiến thức sâu về chuyên môn và rút tỉa kinh nghiệm sáng tác cho bản thân, để những đứa con tinh thần của mình luôn được mọi người yêu mến.

Anh Ngọc

 

Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/le-trao-giai-trai-sang-tac-nghe-thuat-don-ca-tai-tu-nam-bo-tphcm-nam-2024-a119654.html