Hóa thạch mèo phát hiện ở An Huy, Trung Quốc. (Nguồn: THX) |
Hóa thạch được xác định là của một loài mèo báo đã tuyệt chủng. Con mèo này nhỏ đến mức có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và có kích thước tương đương với hai loài mèo nhỏ nhất hiện nay là mèo đốm gỉ và mèo chân đen. So với loài mèo báo hiện đại, hóa thạch mèo có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.
Tin liên quan |
Phát hiện hóa thạch loài thực vật cổ đại 47 triệu năm tại Mỹ |
Các nhà nghiên cứu của Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ nhân loại học (IVPP) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc khai quật hóa thạch mèo tại động Hoa Long, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc và đặt tên cho loài mèo này là Prionailurus kurteni hay P. kurteni.
Nghiên cứu sinh học phân tử cho thấy mèo báo, mèo nhà và mèo Pallas có chung tổ tiên nhưng trước-nay chưa có bằng chứng hóa thạch nào chứng minh cho điều trên.
Nguyên nhân một phần vì rất khó lưu lại các hóa thạch trong môi trường rừng, nơi mèo báo sinh sống.
Tuy nhiên, hóa thạch mèo phát hiện ở An Huy có răng hàm số 1 mọc nghiêng, chứng tỏ có răng và xương hàm, qua đó củng cố cho giả thuyết về tổ tiên chung của 3 loài mèo.
Các nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thụy Điển và Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc tại Trung Quốc cũng tham gia nghiên cứu cùng IVPP. Việc phát hiện hóa thạch động vật tại khu vực động Hoa Long có thể giúp làm sáng tỏ về môi trường, chế độ ăn uống và các mối đe dọa tiềm ẩn mà người cổ đại phải đối mặt.
Được phát hiện vào cuối năm 1988, động Hoa Long chứa đựng những phát hiện đáng chú ý kể từ khi được khai quật năm 2013.
Khoảng 20 hóa thạch của người cổ đại, bao gồm một hộp sọ tương đối hoàn chỉnh, hơn 400 đồ đá, nhiều mảnh xương và hơn 80 hóa thạch của động vật có xương sống đã được khai quật tại địa điểm này.
Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/trung-quoc-khai-quat-hoa-thach-loai-meo-nho-nhat-the-gioi-da-tuyet-chung-a117618.html