Ai sản xuất cả trăm chiếc xe buýt điện kết nối tuyến metro đắt và dài nhất Việt Nam?

Phương Trang là đơn vị vận hành, sử dụng đội xe buýt điện được sản xuất tại Huế.

Ngày 22/12 tới đây, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP.HCM sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây là tuyến metro dài và đắt nhất Việt Nam khi có mức đầu tư lên tới 43.757 tỷ đồng, có tổng chiều dài gần 20km với 17,1km đi trên cao và 2,6km đi ngầm.

Khi tuyến Metro số 1 TP.HCM hoạt động, đội xe buýt kết nối đến ga metro cũng sẽ đi vào hoạt động. Trung thông Quản lý Giao thông Công cộng (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM) cho biết rằng thành phố đã tổ chức xong 17 tuyến với 150 xe buýt điện, sẵn sàng hoạt động.

Ai sản xuất cả trăm chiếc xe buýt điện kết nối tuyến metro đắt và dài nhất Việt Nam?- Ảnh 1.

Xe buýt điện kết nối tuyến Metro 1 TP.HCM có màu xanh - vàng.

Đội xe buýt điện phục vụ kết nối với ga metro sẽ do công ty Phương Trang Futabuslines vận hành, sẽ đi qua các khu dân cư, bến xe, khu công nghệ cao... từ Thành phố Thủ Đức, quận Bình Thạnh, hay Quận 1.

Công ty Phương Trang Futabuslines cho biết toàn bộ xe sử dụng để kết nối đều là xe buýt điện; công ty đã thắng thầu cung cấp 400 xe điện. Những chiếc xe buýt điện này do đối tác của Phương Trang là Kim Long Motor sản xuất.

Ai sản xuất cả trăm chiếc xe buýt điện kết nối tuyến metro đắt và dài nhất Việt Nam?- Ảnh 2.

Những chiếc xe buýt điện kết nối này do Kim Long Motor lắp ráp.

Kim Long Motor có nhà máy sản xuất tại Huế, chuyên sản xuất và lắp ráp các loại xe buýt, xe tải, xe du lịch. Nhà máy của Kim Long Motor có tổng vốn đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng, công suất khoảng 50.000 xe/năm, bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 11/2023.

Kim Long Motor cho biết nhà máy của hãng được xây dựng với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa, đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu về sản xuất hay lắp ráp các loại xe thuộc chủng loại, phân khúc khác nhau như xe buýt ngồi, xe buýt giường nằm, buýt công cộng hay mini buýt; thậm chí, nhà máy cũng có thể sản xuất các loại xe tải với các mức tải trọng khác nhau.

Kim Long Motor cũng đặt ra mục tiêu xuất khẩu xe sang các nước khác, không dừng lại tại quy mô thị trường nội địa.

Ai sản xuất cả trăm chiếc xe buýt điện kết nối tuyến metro đắt và dài nhất Việt Nam?- Ảnh 3.

Thân xe tại xưởng sơn.

Kim Long Motor áp dụng nhiều công nghệ hiện tại trong sản xuất / lắp ráp xe, đảm bảo xe đạt chất lượng ở mức tốt nhất.

Tại dây chuyền hàn, Kim Long Motor "trang bị hệ thống robot hàn bấm tiên tiến nhất hiện nay cùng công nghệ hàn tiếp xúc và hệ thống shutter vận chuyển body hoàn toàn tự động cho năng suất cao và giúp kiểm soát chất lượng mối hàn hiệu quả."

Tại dây chuyền sơn, nhà máy Kim Long Motor có 13 bể nhúng có chiều dài 15m mỗi bể có thể hoạt động tự động hoàn toàn, có thể nhúng toàn bộ thân xe.

Ai sản xuất cả trăm chiếc xe buýt điện kết nối tuyến metro đắt và dài nhất Việt Nam?- Ảnh 4.

Dây chuyền lắp ráp của Kim Long Motor.

Tại dây chuyền lắp ráp, Kim Long Motor sử dụng hệ thống dàn treo khung gầm và thiết bị lắp ráp động cơ, cầu xe, và hộp số, làm tăng độ chính xác và nâng cao chất lượng sản phẩm sau lắp ráp.

Sau cùng, Kim Long Motor cũng có dây chuyền kiểm định với hệ thống thiết bị từ châu Âu do các kỹ sư của hãng vận hành. Sản phẩm tại dây chuyền kiểm định sẽ được đánh giá ở hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ số xả thải..., đảm bảo xe xuất xưởng đạt tiêu chuẩn.

Ai sản xuất cả trăm chiếc xe buýt điện kết nối tuyến metro đắt và dài nhất Việt Nam?- Ảnh 5.

Kim Long Motor đặt mục tiêu nội địa hóa trên 80% tới trước Quý II/2026.

Kim Long Motor đang đặt mục tiêu nội địa hóa tờ 80% đến 90% tới trước Quý II/2026.

Tổ hợp nhà máy của Kim Long Motor tại Huế không chỉ sản xuất, lắp ráp xe mà còn sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô. Tại lĩnh vực này, Kim Long Motor đã ký kết với Yuchai (Trung Quốc) nhằm chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy sản xuất động cơ tại Huế. Cùng với đó, Kim Long Motor cũng ký kết với Dongfeng Dana (Trung Quốc) để chuyển giao sản xuất và phân phối độc quyền cầu ô tô của Dongfeng tại Việt Nam.

Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/ai-san-xuat-ca-tram-chiec-xe-buyt-dien-ket-noi-tuyen-metro-dat-va-dai-nhat-viet-nam-a115422.html