'Cuộc đua sinh tử' trên thị trường xe điện Trung Quốc, đến 'gã khổng lồ' cũng lung lay

BYD - nhà xuất khẩu xe điện hàng đầu Trung Quốc - mới đây đã yêu cầu một nhà cung cấp giảm giá 10% vào năm tới. Yêu cầu này đang phản ánh một cuộc chiến giá cả khốc liệt trên thị trường xe điện tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

'Cuộc đua sinh tử' trên thị trường xe điện Trung Quốc, đến 'gã khổng lồ' cũng lung lay
15 năm qua, Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới. (Nguồn: China Daily)

CNN trích dẫn bức thư có chữ ký của ông He Zhiqi, Phó Chủ tịch điều hành BYD tại Thâm Quyến ghi rõ: "Năm 2025 sẽ có những cơ hội lớn trên thị trường xe điện và sự cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của BYD, chúng ta cần toàn bộ chuỗi cung ứng cùng 'vào cuộc' và tiếp tục giảm chi phí”.

Trong khi đó, ông Li Yunfei, Tổng Giám đốc thương hiệu và quan hệ công chúng tại BYD đã đăng một bài viết trên nền tảng mạng xã hội Weibo nói rằng: "Việc đàm phán giá với các nhà cung cấp hàng năm là một thông lệ phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô. Chúng tôi đặt ra mục tiêu giảm chi phí và điều này không bắt buộc, mọi người đều có thể đàm phán”.

"Cuộc đua sinh tử"

Tin liên quan
Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

15 năm qua, Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Kể từ năm 2022 đến nay, khi Tesla khởi động cuộc chiến giá cả bằng cách giảm giá xe Model 3 và Model Y tại Trung Quốc tới 9%, thì đất nước tỷ dân cũng trở thành thị trường cạnh tranh nhất thế giới. Nhiều người trong ngành gọi đây là "cuộc đua sinh tử".

Hơn 200 nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc hiện đang phải vật lộn với tình trạng cung vượt cầu rất lớn và các chuyên gia dự đoán, nhiều công ty nhỏ hơn sẽ không tồn tại được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

Tình hình cũng không mấy lạc quan đối với các nhà sản xuất xe có động cơ đốt trong.

Gần đây, một lá thư từ Maxus - nhà sản xuất ô tô thuộc SAIC Motor - cũng yêu cầu các nhà cung cấp giảm giá 10%, với lý do cần cải thiện khả năng tồn tại trong tình hình phức tạp.

Ông Bill Russo, nhà sáng lập công ty tư vấn Automobility có trụ sở tại Thượng Hải nhận định: “Khi xe điện 'đổ bộ' thị trường, những 'gã khổng lồ' sẵn sàng hy sinh biên lợi nhuận để giành thị phần trong cuộc đua này.

Trong đó, BYD đã tích cực nhất khi tìm cách tận dụng chuỗi cung ứng tích hợp và lợi thế về chi phí để giữ vững vị thế thống lĩnh trên thị trường. Những công ty khác cũng cố gắng bắt kịp xu hướng.

Một cuộc chiến giá cả sẽ bắt đầu?

Trở lại với vấn đề của BYD. Theo trang CNN, việc BYD yêu cầu một nhà cung cấp giảm giá 10% đã trở thành một trong những chủ đề thịnh hành nhất trên Weibo, với tổng cộng 19 triệu lượt xem.

Các nhà bình luận suy đoán rằng, nhiều nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô chắc chắn sẽ phải cắt giảm lương trong bối cảnh thị trường việc làm vốn đã ảm đạm.

Cổ phiếu của Chongqing Sulian Plastic - một nhà cung cấp bán đường ống nhiên liệu và các bộ phận ô tô khác cho BYD - đã giảm hơn 3% trong hai phiên giao dịch trong tuần này.

Một nhà cung cấp khác - Alnera Aluminium - sản xuất các bộ phận hợp kim nhôm cho hệ thống pin EV, đã chứng kiến ​​cổ phiếu giảm 4% trong tuần này.

Về tương lai thị trường, ông Tu Le, Giám đốc điều hành tại Công ty tư vấn Sino Auto Insights nhận thấy, việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt thêm thuế quan và sự bất ổn về chính quyền Tổng thống Trump sắp tới có khả năng gây ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

"Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm chi phí khi có thể. Và từ đó, một cuộc chiến giá cả sẽ thực sự gây căng thẳng cho thị trường. Với tình thế này, những người hùng mạnh nhất - như các nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) - cũng cảm thấy dễ bị tổn thương", ông Tu Le dự báo.

OEM là một thuật ngữ trong ngành dùng để mô tả các nhà sản xuất ô tô như Ford và General Motors.

Theo Hiệp hội ô tô chở khách Trung Quốc, BYD là nhà sản xuất ô tô hàng đầu của đất nước tỷ dân, chiếm 16,2% thị trường xe nói chung trong 10 tháng đầu năm 2024. Hãng này chiếm 36,1% thị trường xe điện trong cùng kỳ.

Ông Tu Le nói thêm rằng, một mối lo ngại lớn là việc giảm giá từ các nhà cung cấp sẽ khiến họ rơi vào trạng thái căng thẳng. Thông thường, quy mô của các nhà cung cấp chỉ bằng một phần nhỏ so với các OEM và không có khả năng tiếp cận vốn như các OEM.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })

Link nội dung: https://nhipsongsaigon.net/cuoc-dua-sinh-tu-tren-thi-truong-xe-dien-trung-quoc-den-ga-khong-lo-cung-lung-lay-a114129.html